Mũ bảo hiểm gây viêm chân tóc và nấm da đầu

Không ít người đã phải đến khám vì đầu nhiều gầu, viêm chân tóc và nấm da đầu do đội mũ bảo hiểm không vệ sinh.

TS Nguyễn Hữu Sáu, Viện Da liễu Quốc gia cho biết, hiện tại chưa có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của đội mũ bảo hiểm gây các bệnh cho tóc và da đầu... Nhưng trong thực tế, có nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên đội mũ bảo hiểm như công nhân công trường, thợ mỏ... bị các bệnh về viêm chân tóc, nấm da đầu cao hơn hẳn. Gần đây số người đến khám các bệnh này cũng tăng cao. Nguyên nhân gây bệnh có nhiều, song nhiều bệnh nhân là do sử dụng mũ bảo hiểm không đúng cách, không vệ sinh mũ và dùng chung nên lây bệnh.

Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt trời nóng dễ tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mổ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm da phát triển

Tùy theo tổn thương mà mức độ bệnh biểu hiện khác nhau. Đối với nấm da đầu, khi bị vi nấm xâm nhập và gây bệnh, các chủng nấm có thể lây từ người nọ sang người kia. Tổn thương da là đám sần đỏ bong vảy, có viền bờ là các sẩn nhỏ màu đỏ nổi cao hơn mặt da. Lúc đầu tổn thương nhỏ nhưng sau to dần với viền bờ lan rộng, kèm theo tóc rụng thành mảng. Nếu bệnh nhân gãi nhiều thì có thể gây nhiễm trùng bồi phụ và các mụn mủ xuất hiện. Khi gãi các sợi nấm dính ở móng tay có thể làm lan thêm các tổn thương da mới ở thân mình, bẹn, mông và làm tổn thương móng. Nếu để lâu không chữa thì nấm có thể ăn hỏng các móng tay, móng chân...

Theo TS Sáu, nấm tóc là do vi khuẩn liên tụ cầu proteus hay nấm trichophyton gây ra. Việc đội mũ bảo hiểm thường xuyên mỗi ngày, đặc biệt trời nóng dễ tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mổ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm da phát triển. Bởi mũ bảo hiểm là môi trường lý tưởng cho nấm phát triển bởi lớp vỏ bên trong mũ làm bằng xốp, không thoáng khí, gây đổ mồ hôi da đầu, tạo cơ hội cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển. Hơn nữa, mũ bảo hiểm ít khi được giặt và làm sạch, lại thường được tiếp xúc với không khí bụi bẩn nên dễ nhiễm nấm. Đặc biệt là khi đội chung, nấm sẽ lây từ người này sang người khác và gây bệnh.

Để phòng bệnh do mũ bảo hiểm, TS Sáu khuyên, tuyệ̣t đối không đội mũ bảo hiểm khi đầu còn ướt. Phải thường xuyên giặt mũ bảo hiểm, sử dụng lớp lót bên trong mũ để tóc không tiếp xúc trực tiếp với lớp xốp của mũ rất dễ bám bụi và giữ đầu tóc khô thoáng. Đối với những người bị các bệnh viêm nang lông, vẩy nến, á sừng thì việc đội mũ bảo hiểm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu thường xuyên nên chú ý vệ sinh mũ sạch sẽ và không nên đội chung mũ. Khi có biểu hiện bệnh nên đi khám và điều trị sớm, tránh các chứng bệnh đáng tiếc.

Theo Thúy Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.