Nấc kéo dài, làm sao hết?

Theo thời gian diễn biến, nấc được chia thành các thể cấp tính (diễn biến dưới 48 giờ), mạn tính kéo dài (từ 48 giờ đến 2 tháng) và dai dẳng (trên 2 tháng). Nấc mạn tính thường gây ra do các tổn thương bệnh lý khác.

Theo thời gian diễn biến, nấc được chia thành cácthể cấp tính (diễn biến dưới 48 giờ), mạn tính kéo dài (từ 48 giờ đến 2 tháng)và dai dẳng (trên 2 tháng). Nấc mạn tính thường gây ra do các tổn thương bệnh lýkhác.

Rất nhiều loạithuốc có khả năng gây nấc, gặp nhiều nhất là nhóm corticosteriod (prednisolone),benzodiazepine (diazepam), thuốc điều trị parkinson, các hoá chất chống ung thư,kháng sinh (như nhóm macrolid, fluoroquinolon), thuốc trợ tim (digoxin) và mộtsố dẫn xuất thuốc phiện (như hydrocodone), cần lưu ý là các thuốc chữa nấc cũngcó thể gây nấc.

Các nguyên nhân gây nấc khác có thể gặp là do tổn thương thầnkinh trung ương (chấn thương sọ não, viêm não), yếu tố tâm lí (lo lắng, sangchấn tâm lí), sau phẫu thuật bụng, nhồi máu cơ tim, một số trường hợp nấc khôngxác định được căn nguyên.

Mặc dù nấc không gây nguy hiểmđến tính mạng nhưng có thể đem lại khá nhiều phiền toái cho người bệnh. Nấc saumổ có thể gây đau đớn, làm nứt vết mổ và giảm sút thể lực của người bệnh. Nhữngtrường hợp nấc kéo dài thường làm cho người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, mất nướcvà kiềm hô hấp do tăng thông khí.

Điều trị nấc: Điều trịnguyên nhân là biện pháp quan trọng nhất, trước tiên cần xác định tất cả các tácnhân gây nấc hoặc làm nặng tình trạng nấc để loại bỏ hoặc sửa chữa nếu có thể.Trong những trường hợp không xác định được hoặc không thể điều trị được nguyênnhân, có thể cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị triệu chứng.

Nấc kéo dài, làm sao hết?
Cơ chế gây nấc

Điều trị bằng thuốc:

Rất nhiều loại thuốc có thể giúpgiảm triệu chứng nấc theo những cơ chế khác nhau. Baclofen - một chất có cấutrúc giống GABA có tác dụng hoạt hoá một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, từ đóngăn chặn được các kích thích nấc. Đây là một trong những thuốc hiệu quả nhấttrong điều trị các trường hợp nấc mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưcác bệnh lý ở dạ dày - thực quản, tổn thương thân não hoặc nấc vô căn, kể cảnhững trường hợp không đáp ứng với nhiều loại thuốc khác.

Thuốc có thể gây buồnngủ, mất ngủ, yếu cơ, lú lẫn... Các loại thuốc liệt thần như chlorpromazine,promethazine, prochloperazine và haloperidol đều có tác dụng giảm nấc thông quaviệc ức chế cạnh tranh với dopamin ở vùng dưới đồi. Tác dụng phụ thường gặp nhấtcủa các thuốc này là gây buồn ngủ, khô miệng và dấu hiệu ngoại tháp... Do nhiềutác dụng phụ nên hiện nay nhóm thuốc này ít được sử dụng trong điều trị giảmnấc.

Metoclopramide - một thuốc thường dùng để chống nôn cũng có tác dụng giảmnấc thông qua việc làm giảm cường độ co bóp của thực quản. Các thuốc ức chế bơmproton (như omeprazole) có thể giảm triệu chứng nấc thông qua việc giảm tiếtdịch vị và giảm tình trạng đầy trướng hơi của dạ dày. Nifedipine - thuốc thuộcnhóm chẹn kênh canxi thường dùng với mục đích hạ huyết áp cũng có thể giúp giảmnấc thông qua việc đảo ngược quá trình khử cực bất thường trong cung phản xạnấc.

Trong khi đó, sertraline tác dụng chống nấc thông qua các receptor 5HT4 ởống tiêu hoá, gây giảm các nhu động bất thường ở thực quản, dạ dày và cơ hoànhhoặc qua các receptor 5HT1A  và 5HT2 gây ức chế cung phản xạ nấc. Nhiều loạithuốc khác cũng có tác dụng hỗ trợ trong việc giảm nấc ở một số trường hợp nhưnefopam, lidocaine tiêm tĩnh mạch, amitriptyline, amantadine, acid valproic,gabapentin, clonazepam, cisapride, một số thuốc gây mê và chống co giật (nhưphenytoin).

Trong những trường hợp nấc dai dẳng không đáp ứng với một loạithuốc, việc phối hợp đồng thời nhiều thuốc là cần thiết. Phác đồ phối hợp thườngđược sử dụng và đã chứng minh được hiệu quả là cisapride + omeprazole +baclofen, có thể dùng thêm gabapentin.

Điều trị không dùng thuốc:

Một số nghiệm pháp mang tính cơhọc có thể được thử nghiệm trước khi quyết định dùng thuốc như hít sâu và nínthở, kích thích vào vùng hầu họng, ngoáy mũi gây hắt hơi, ép mạnh vào vùng cơhoành bằng tay, xoa bóp vùng hậu môn, uống nước thật chậm và bịt mũi trong khinuốt, uống một cốc nước lạnh và bịt tai trong khi uống, uống một cốc nước ấm cópha một thìa mật ong,  nuốt nhanh một thìa đường hoặc mật ong... Riêng ở trẻ nhỏcó thể điều trị nấc bằng cách gây động tác mút ở trẻ (cho trẻ bú mẹ, bú bìnhhoặc núm vú giả...).

Một phương pháp khác có thể được sử dụng là hít thở vài lầnvào một túi kín (thở lại khí giàu carbonic), đây là phương pháp khá mạo hiểm vìcó thể gây tăng nồng độ carbonic trong máu dẫn đến toan máu và cần được thựchiện dưới sự giám sát của người khác và phải có ôxy dự phòng. Nói chung, hiệuquả của các biện pháp cơ học này thường chỉ mang tính tạm thời.

Một số phươngpháp phức tạp hơn có thể được thử nghiệm như châm cứu, gây tê ngoài màng cứng ởcột sống cổ, phong bế thần kinh hoành... Phẫu thuật cắt dây thần kinh hoành làbiện pháp cuối cùng, chỉ dùng trong những trường hợp nấc nặng, dai dẳng và khôngđáp ứng với các biện pháp điều trị khác vì có nguy cơ gây suy hô hấp.

Nấc kéo dài, làm sao hết?

Có khoảng gần 100 nguyên nhânkhác nhau gây ra nấc, thường gặp nhất là do các bệnh lý ở đường tiêu hoá gâykích thích các đầu dây thần kinh phế vị và thần kinh hoành (như bệnh lý tràongược dạ dày - thực quản, viêm loét dạ dày, viêm thực quản, viêm túi mật, viêmtụy, dạ dày trướng hơi). Các rối loạn chuyển hoá do thuốc và độc chất (như tăngurê máu, ngộ độc rượu, sau dùng một số thuốc) cũng là nhóm nguyên nhân thườnggặp.

Theo ThS. Nguyễn Thu Hiền
Sức khỏe & Đời sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.