Nắng nóng gay gắt: Phòng bệnh cho trẻ em, người già

Nhiệt độ trong nhà lên tới 39 độ C, ngoài trờ 41, 42 độ C, có nơi lên tới 45 độ C khiến người già, trẻ nhỏ nhập viện tăng cao. Vậy làm gì để phòng bệnh?

>> Cơ thể “kêu cứu” khi nắng nóng

>> Phòng, chữa bệnh trong thời tiết nắng nóng

>> Nắng nóng, người cao tuổi lao đao

PGS.TS Nguyễn Tiễn Dũng, trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo, nắng nóng khiến khả năng miễn dịch của trẻ bị giảm sút nên trẻ dễ mắc bệnh. Khi thời tiết nắng nóng không nên cho trẻ chơi ngoài đường, khi đi phải đội mũ cẩn thận. Trường hợp cho trẻ đi bơi nên chọn bể bơi trong nhà hoặc đi lúc đã gần tắt nắng, không ở dưới nước lâu.

Khi dùng điều hòa cần hạn chế trẻ nghịch ngỡm, chạy ra chạy vào phòng điều hòa liên tục tránh việc chênh lệch áp suất, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tùy từng cơ địa và lứa tuổi của trẻ mà sử dụng điều hòa nhiệt độ thích hợp. Trẻ sơ sinh (1 - 3 tháng tuổi) có thể để điều hòa ở mức 29 - 30 độ C. Trẻ lớn hơn thì nhiệt độ sẽ giảm đi (không để trẻ trong phòng điều hòa có nhiệt độ dưới 26 độ C). Tuyệt đối không để quạt hoặc luồng gió điều hòa thốc thẳng vào người trẻ khi ngủ và có thể quàng cho trẻ cái khăn vào cổ.

Hạn chế cho trẻ uống nước đá, không chườm nước lạnh khi trẻ sốt mà nên dùng nước thường. Nếu trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên, tinh thần tỉnh táo, nhanh nhẹn mới cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nếu trẻ sốt cao kèm biểu hiện mệt, mắt lờ đờ, nôn, nhất thiết phải đưa trẻ đến bệnh viện.

Theo PGS.TS Đỗ Thị Khánh Hỷ, phó viện trưởng Viện Lão khoa, đối với người già những đợt nóng gay gắt các bệnh thường mắc nhất là viên phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và tiểu đường. Nguyên nhân chính là do những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, uống không đủ nước và chế độ dinh dưỡng không hợp lý. Để phòng tránh những bệnh trên, các gia đình có người cao tuổi hạn chế tối đa việc thay đổi đột ngột nhiệt độ, nhất là khi đang ở trong phòng điều hòa đi ra ngoài. Điều hòa chỉ nên ở 26 - 27 độ C, có thể dùng kèm thêm quạt. Nên uống đủ nước, khoảng 1 - 1,5 lít/ngày vì cơ thể người già thường có biểu hiện khát thực tế lại rất cần nước. Nhưng các cụ nên hạn chế dùng nước đá và nước đường, hạn chế ăn mặn trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Theo Thúy Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.