- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nếu nhà bạn có người cao tuổi, nhắc họ tuyệt đối không làm 8 việc hại sức khoẻ này
Hạn chế được 8 hành động này, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.
Hạn chế được 8 hành động này, người cao tuổi sẽ tránh được cơ số những nguy hiểm đối với sức khỏe.
1. Không dùng quá sức khi đi đại tiện
Hạn chế dùng sức rặn khi đi đại tiện là một trong những điều cần lưu ý đối với người cao tuổi. Bởi hành động này sẽ khiến ổ bụng chịu áp lực lớn, huyết áp lên nhanh và làm tăng nguy cơ xuất huyết não.
Bên cạnh đó, việc dùng sức rặn quá mạnh khi đi đại tiện còn tăng áp lực đối với tim và có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim.
Những người cao tuổi mắc chứng táo bón nên tăng cường ăn rau xanh và hoa quả giàu chất xơ, hình thành thói quen đại tiện đúng giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để việc đi vệ sinh diễn ra dễ dàng và an toàn hơn.
Đại tiện cũng là một vấn đề sức khỏe cần lưu ý đối với người lớn tuổi. (Ảnh minh họa).
2. Không nên vội rời giường khi vừa ngủ dậy
Khi vừa thức dậy, những người tuổi tác đã cao nên hạn chế việc xuống giường ngay lập tức để tránh nguy cơ xuất huyết não, thậm chí đứt mạch máu não.
Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng đối với người cao tuổi có tiền sử cao huyết áp hoặc mắc bệnh động mạch vành.
Các chuyên gia kiến nghị, người cao tuổi nên tuân thủ nguyên tắc "chậm thêm 3 lần, tránh hại một giây".
Tức là sau khi ngủ dậy, họ nên nằm yên trên giường thêm ba phút, từ từ ngồi dậy trong 3 phút, sau đó tiếp tục ngồi ở mép giường, thả lỏng 2 chân trong 3 phút rồi mới rời giường.
3. Không nên ăn quá nhanh
Đối với những người cao tuổi mắc huyết áp cao hoặc có tiền sử xuất huyết não, thói quen ăn quá nhanh được ví như "hung thần" sức khỏe của họ.
Nguyên nhân là bởi chức năng nhai nuốt và tiêu hóa của họ đã bị thoái hóa theo thời gian và tuổi tác. Do đó, ăn quá nhanh sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của nhóm người này, thậm chí còn dễ bị nghẹn, gây tổn thương thực quản và tăng áp lực lên tim.
Ăn uống từ tốn sẽ giúp người cao tuổi tránh được nhiều nguy hiểm đối với cơ thể. (Ảnh minh họa).
4. Không nên đứng co một chân để mặc quần
Khả năng giữ thăng bằng ở người cao tuổi rất kém, nên việc đứng co một chân để mặc quần dễ khiến họ bị ngã và có nguy cơ gãy xương.
Vì vậy, cách mặc quần an toàn nhất đối với họ là ngồi lên giường hoặc dựa vào một vị trí cố định chắc chắn.
Ngoài ra, khi rời giường hoặc đi vệ sinh, đi tắm cũng là thời điểm dễ ngã. Những người tuổi tác đã cao nên chú ý vịn tay vào chỗ chắc chắn rồi mới từ từ hoạt động.
5. Không nên nói nhanh, nói nhiều
Các chuyên gia y tế đặc biệt khuyến cáo, những người cao tuổi mắc bệnh tim hoặc có vấn đề về hệ tiêu hóa nên hạn chế nói quá nhanh, quá nhiều.
Trên thực tế, khi tuổi tác đã cao, càng nói to bao nhiêu sẽ càng gây hại cho sức khỏe của họ rất nhiều. Nói nhiều, nói nhanh, nói to đều khiến nhịp tim và huyết áp tăng nhanh một cách đột ngột.
Trong trường hợp tranh cãi với người khác, huyết áp của họ lại càng dễ tăng cao. Vì vậy, người cao tuổi nên duy trì thói quen nói chuyện nhỏ nhẹ, từ từ, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và hạn chế tranh cãi cùng người khác.
Rèn luyện và duy trì thói quen nói chuyện từ tốn, thong thả cũng là một cách để bảo vệ sức khỏe đối với người cao tuổi. (Ảnh minh họa).
6. Không bước lên cầu thang quá nhanh
Tuổi tác càng cao, các bắp thịt, xương cốt và hệ thống thần kinh càng lão hóa. Nếu trong lúc bước lên cầu thang, hệ thống thần kinh phụ trách điều khiển bỗng nhiên bị "chậm" lại và không theo kịp hành động cơ thể thì nguy cơ bị ngã là rất cao.
Vì thế, khi bước lên cầu thang, người cao tuổi nên chú ý vịn tay vào tường hoặc lan can, bước chắc chắn, từ từ, chậm rãi để đảm bảo an toàn.
7. Hạn chế khom lưng
Trên thực tế, khom lưng là hành động không thích hợp với hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là nhóm người có tiền sử mắc bệnh về hệ thống thần kinh.
Sự thoái hóa về xương cốt và hệ thống thần kinh khiến người già có khả năng thăng bằng kém, khớp xương cứng và bắp thịt không đủ khả năng bảo vệ xương cốt.
Bởi vậy, việc khom lưng quá thấp dễ dẫn đến nguy cơ trật khớp và làm tổn thương tới các khớp xương.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo, người cao tuổi nên tránh việc đột ngột khom lưng quá nhanh để hạn chế nguy cơ xuất huyết não. Trong trường hợp phải cúi người nhặt đồ, họ nên cúi xuống một cách từ từ, vịn tay vào vật cố định hoặc ngồi xuống nhặt đồ với tư thế thẳng lưng.
Theo thời gian, xương cốt của chúng ta sẽ bị thoái hóa. Vì vậy, khom lưng hay cúi người đột ngột là hành động nên hạn chế khi tuổi tác đã cao. (Ảnh minh họa).
8. Tránh quay đầu đột ngột
Khi quay đầu quá nhanh, các mạch máu dẫn lên não của người cao tuổi sẽ bị chèn ép đột ngột, dẫn đến tình trạng thiếu máu não, thậm chí kéo theo các biến chứng nguy hiểm như ngất, hôn mê, tai biến, đột tử.
Vì vậy, cách tốt nhất là người cao tuổi nên quay cả người lại phía sau, hoặc quay đầu một cách từ từ.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Sức khỏe3 giờ trướcChuyên gia y tế thông tin về bệnh viêm đường hô hấp do hMPV giúp phụ huynh nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có thể xử trí và đưa con đến bệnh viện thăm khám kịp thời.
-
Sức khỏe4 giờ trướcBé gái 6 tuổi đã cố gắng lấy dị vật ra nhưng không thành công. Bác sĩ phải nội soi âm đạo và gắp ra dị vật là đồ chơi trong "túi mù"
-
Sức khỏe5 giờ trướcBệnh thiếu canxi khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng nhiều người vì không biết dấu hiệu thiếu canxi là gì nên không điều trị kịp thời.
-
Sức khỏe5 giờ trướcSự kết hợp của hai thành phần tự nhiên nổi tiếng là nghệ và mật ong sẽ làm gia tăng lợi ích cho sức khỏe…
-
Sức khỏe8 giờ trướcLộ trình phục hồi chức năng của Nguyễn Xuân Son kéo dài ít nhất 6 tháng, chia làm 4 giai đoạn với mục tiêu rõ ràng.
-
Sức khỏe9 giờ trướcSau tai nạn, bệnh nhân vị vỡ lách độ IV, ít dịch quanh lách, hình ảnh gãy xương sườn 9,10 bên trái, mất máu nhiều.
-
Sức khỏe10 giờ trướcCanxi là một trong những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể, vậy thiếu canxi gây ra những bệnh gì?
-
Sức khỏe12 giờ trướcNhiều người khi muốn bổ sung sắt thường nghĩ đến thịt bò, nhưng có một số loại thực phẩm giàu sắt hơn cả thịt bò bạn có thể thường xuyên bổ sung vào chế độ ăn uống.
-
Sức khỏe13 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy những người uống lượng nhỏ rượu vang mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim hoặc đột quỵ.
-
Sức khỏe15 giờ trướcTrả lời độc quyền tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 8/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định metapneumovirus (HMPV) không phải một loại vi-rút mới, mà là loại vi-rút phổ biến thường gây ra các triệu chứng tương tự cảm lạnh.
-
Sức khỏe15 giờ trướcThịt lợn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng, phụ thuộc nhiều vào cách chế biến luộc, nướng...
-
Sức khỏe17 giờ trướcKhông cho mật ong vào nước quá nóng, quá lạnh; không dùng loại có vị đắng… là những điều bạn cần lưu ý.
-
Sức khỏe18 giờ trướcThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên khuyến cáo người dân không hoang mang với virus cúm HMPV, nhưng cũng không chủ quan, lơ là và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
-
Sức khỏe1 ngày trước2 ngày sau khi phẫu thuật thành công, Xuân Son bắt đầu bước vào những bài tập phục hồi đầu tiên cùng các bác sĩ.