Nghe nước chảy trong phổi, cô gái 22 tuổi phát hiện bị ung thư

Trong lúc cúi người làm vườn, cô gái 22 tuổi nghe thấy tiếng nước chảy ọc ạch trong phổi. Tới bệnh viện thăm khám, cô choáng váng khi biết bị ung thư phổi.

Trong lúc cúi người làm vườn, cô gái 22 tuổi nghe thấy tiếng nước chảy ọc ạch trong phổi. Tới bệnh viện thăm khám, cô choáng váng khi biết bị ung thư phổi.

Nhận kết quả chẩn đoán mắc ung thư phổi, Khánh Linh (22 tuổi, quê Lâm Đồng) không tin vào mắt mình. Cô ngồi sụp xuống, hai tay ôm mặt.

“Trong gia đình em không có ai bị ung thư. Em cũng không hút thuốc lá hay ngồi cạnh người hút thuốc lá mà bị ung thư phổi” - cô gái 22 tuổi nói với bác sĩ.

Th BS Nguyễn Như Vinh - Trưởng khoa thăm dò chức năng hô hấp Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, khi chụp hình thì thấy nước ứ đầy trong phổi. Tiến hành nội soi, phát hiện rất nhiều khối u trong phổi người bệnh.

ung thư, bệnh ung thư
Ung thư phổi 

BS Vinh nói rằng nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi ở nữ bệnh nhân chưa được xác định, nhưng yếu tố nguy cơ có thể do đột biến gen.

Năm 2010 thống kê ở Việt Nam có 36.000 nam giới mắc ung thư phổi. Con số này ở nữ giới là 32.780.

Trong năm 2000 phát hiện 7.000 người mắc ung thư phổi, nhưng tới năm 2013, số người mắc bệnh này tăng lên 20.000 người, tăng gấp 3 lần.

Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư phổi là do hút thuốc lá (chủ động và bị động).

Ở Việt Nam hiện chưa có con số thống kê cụ thể, nhưng ở các nước khác thì có 85% người mắc ung thư phổi là do thuốc lá.

15% còn lại do các yếu tố khác (hóa chất, môi trường sống, khí Radon - một loại khí có tính phóng xạ tự nhiên, sinh ra từ sự phân rã phóng xạ của Urani, có ở trong lòng đất. Người sống ở nhà quá kín, hít khí này cũng dễ bị mắc ung thư phổi).

BS Vinh cho hay, sự nguy hiểm của ung thư phổi là giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì hết. Nếu muốn phát hiện ra thì chỉ còn cách đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên.

Tới lúc tế bào ung thư phát triển mạnh, tấn công các cơ quan trong cơ thể, khi ấy sẽ có các triệu chứng không điển hình như mệt mỏi, biếng ăn, sụt ký, ho, đau ngực, có thể là ho ra máu.

Nhiều người thấy mệt mỏi, biếng ăn, sụt ký, ho nhưng chủ quan không đi khám, cứ nghĩ là do hút thuốc lá gây nên, tới khi bệnh nặng thì đã muộn - BS Vinh chia sẻ.

Trưởng khoa thăm dò chức năng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM nói thêm, nếu phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm thì có thể phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư. Tỷ lệ sống trên 5 năm lên tới 70 - 80%. 

Còn trường hợp ung thư di căn ra nhiều bộ phận cơ thể thì phải hóa trị hoặc xạ trị. Vì thế tỷ lệ sống cũng nhỏ hơn, có khi chỉ từ 6 tháng tới 1 năm.

ung thư, bệnh ung thư
Người hút thuốc lá có nguy cơ cao bị ung thư phổi

Theo nghiên cứu, ở Việt Nam có tới 62,5% người bị ung thư tới giai đoạn không thể phẫu thuật được nữa. Cách xạ trị, hóa trị cũng chỉ là biện pháp tạm thời.

Ung thư phổi được phân chia thành loại ung thư tế bào nhỏ và tế bào không nhỏ. Xấp xỉ 75 - 85% ung thư phổi là tế bào không nhỏ và 15 - 25% là loại tế bào nhỏ.

Nếu ung thư tế bào nhỏ thì bệnh phát triển nhanh, di căn sớm đến các phần khác của cơ thể, có khi chỉ trong vòng vài tháng. Còn các loại tế bào khác thì phát triển chậm hơn.

Để phòng chống ung thư, cách tốt nhất là không hút thuốc lá (chủ động và thụ động), bởi ngoài nicotin, trong thuốc lá có hàng ngàn chất độc hại. Thuốc lá cũng được cho là yếu tố gây ra nhiều loại ung thư khác, như ung thư bàng quang, ung thư thận…

Ngoài ra nên có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống vệ sinh (có 1 số vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ gây ra đột biến gen, gây nên ung thư).

Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là những người có nguy cơ cao: hút thuốc lá, có người thân trong gia đình bị ung thư phổi.

"Khi một người mà thấy ho, thở nông, đàm máu, đau ngực, khò khè, hoặc khàn giọng, nuốt khó, sưng mặt, tay và cổ…thì nên tới cơ sở y tế kiểm tra, bởi vì có thể đã mắc ung thư phổi" - Th BS Nguyễn Như Vinh khuyến cáo.

* Tên người bệnh được thay đổi.

Theo VietNamNet


ung thư

thuốc lá

bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.