Người châu Á đang béo phì ảo?

Béo phì đang là một vấn nạn ytế toàn cầu, nhất là ở các nước giàu. Theo thống kê mới nhất, khoảng 13 ngườiMỹ trên 20 tuổi đang trong tình trạng béo phì.

Béo phì đang là một vấn nạn ytế toàn cầu, nhất là ở các nước giàu. Theo thống kê mới nhất, khoảng 1/3 ngườiMỹ trên 20 tuổi đang trong tình trạng béo phì. Ngay cả ở các nước vùng Đông NamÁ, có báo cáo cho thấy cứ bốn người trên 20 tuổi thì có một người béo phì. Lầnđầu trong lịch sử nhân loại, số người béo phì và quá cân trở nên cao hơn sốngười thiếu cân và thiếu dinh dưỡng.

Một điều khá nan giải là mặc dùai cũng đồng ý về những tác hại của béo phì nhưng các chuyên gia vẫn chưa nhấttrí tiêu chuẩn để chẩn đoán béo phì. Béo phì được định nghĩa là một “bệnh” vớiđộ mỡ tích tụ đến mức có thể gây tác hại cho sức khoẻ. Nhưng người cao to (nhưngười Âu Mỹ) thường có lượng mỡ cao nhiều hơn người thấp bé (người châu Á). Dođó, vấn đề đặt ra là tỷ lệ mỡ bao nhiêu phần trăm, so với trọng lượng, được xemlà có nguy hại cho sức khỏe?

Khuyến cáo của WHO không ổn

Người châu Á đang béo phì ảo?

(ảnh minh họa)

Lượng mỡ trong cơ thể có thể đobằng nhiều phương pháp. Hiện nay phương pháp chuẩn để đo lượng mỡ là sử dụng máyX-quang song tuyến DXA. Tuy nhiên, máy này thường rất đắt tiền và không phảibệnh viện nào cũng có được. Do đó, thay vì đo bằng máy, các nhà khoa học tìm mộtcách tính gián tiếp dựa vào trọng lượng và chiều cao. Cách tính này được nhàtoán học Bỉ tên Adolphe Quetelet phát triển vào thế kỷ 19. Công thức củaQuetelet ngày nay được biết đến dưới một cái tên là body mass index (BMI) haychỉ số trọng lượng cơ thể. Chỉ số này được tính bằng cách lấy trọng lượng (kg)chia cho chiều cao bình phương (m2). Chẳng hạn một người nặng 60kg và cao 1,6m,thì chỉ số BMI là 23,4kg/m2. Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới (WHO),bất cứ ai có BMI bằng hoặc cao hơn 25kg/m2 được xem là quá cân (over-weight), vàBMI bằng hoặc cao hơn 30kg/m2 là béo phì (obese). Theo cách phân loại đó, béophì là một phần của quá cân. Nếu theo tiêu chuẩn này, ở Việt Nam chỉ có khoảng 3– 5% dân số ở TP.HCM trên 20 tuổi là béo phì, và khoảng 25 – 30% là quá cân.

Định nghĩa như thế có điều chưaổn. Trọng lượng cơ thể bao gồm hai thành phần chính: lượng mỡ (fat mass) vàlượng nạc (lean mass). Do đó, nếu một vận động viên cao 1,6 m và nặng 80kg, với50kg mỡ và 27kg nạc, có thể xem là béo phì. Nói cách khác, BMI không phân biệtđược lượng nạc và mỡ. Do đó, nếu dựa vào BMI có thể dẫn đến chẩn đoán sai lầmcho một số người, chẳng hạn với ông thống đốc California Arnold Schwarzeneggerhay tài tử Brad Pitt, nếu ta chỉ dựa vào BMI > 30 thì rất có khả năng họ cũng đãbị béo phì!

Chất vấn tiêu chuẩn béo phì

Ở châu Á, một số nhà nghiên cứuphàn nàn rằng tiêu chuẩn BMI ≥ 30kg/m2 không thích hợp để chẩn đoán béo phì chongười châu Á. Lý do mà họ đưa ra là so với người Âu Mỹ, người châu Á có lượng mỡnhiều hơn. Năm 1994, có một nghiên cứu từ New York (Mỹ) cho thấy nếu hai phụ nữchâu Á và Mỹ có cùng BMI thì người châu Á có tỷ lệ mỡ cao hơn người Mỹ khoảng 1– 3%. Nghiên cứu này có ảnh hưởng rất lớn đến quan điểm y khoa béo phì ở ngườichâu Á. Các chuyên gia dựa vào kết quả nghiên cứu đó mà đề nghị tiêu chuẩn BMIchẩn đoán nên thấp hơn người Âu Mỹ. Cụ thể, họ đề nghị người châu Á có BMI bằnghoặc cao hơn 25kg/m2 (chứ không phải 30kg/m2) thì nên chẩn đoán là béo phì. Ngaycả WHO cũng miễn cưỡng chấp nhận đề nghị này. Nếu dựa vào tiêu chuẩn 25kg/m2 thìcó khoảng 25 – 30% người dân TP.HCM là béo phì. Nói cách khác, dựa vào tiêuchuẩn này (BMI ≥ 25kg/m2) thì số người béo phì ở TP.HCM gần bằng hay tương đươngvới tỷ lệ béo phì ở Mỹ!

Mỡ càng nhiều, tuổi thọ càng giảm

Có thể xem béo phì như một bệnh mạn tính, tương tự tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Đây là một yếu tố nguy cơ của một số bệnh như viêm khớp xương, tiểu đường, kháng insulin, cao huyết áp, các bệnh tim mạch, ung thư và làm thay đổi hệ thống nội tiết, với hệ quả là tử vong. Theo ước tính, những người béo phì (không hút thuốc lá) ở độ tuổi 40 có tuổi thọ trung bình ngắn hơn người không béo phì khoảng 3,3 năm. Nếu béo phì kèm theo hút thuốc lá, tuổi thọ bị rút ngắn từ năm đến bảy năm. Độ mỡ càng nhiều, mức độ giảm tuổi thọ càng cao.

Để phản biện lại nhận định trên, chúng tôi – gồmmột nhóm nghiên cứu Việt, Mỹ và Úc – đã thựchiện một nghiên cứu so sánh tỷ lệ mỡ ở phụ nữViệt Nam và phụ nữ Mỹ (*). Khi xem xét kỹ phầnphương pháp trong công trình nghiên cứu năm1994, và duyệt qua y văn, chúng tôi giả thuyếttỷ lệ mỡ ở người Đông nam Á (như người Việt Nam)và người Âu Mỹ không khác nhau. Chúng tôi đãchọn ngẫu nhiên sao cho hai nhóm phụ nữ có cùngđộ tuổi và cùng BMI. Sau đó, chúng tôi dùng máyDXA đo lượng mỡ, và so sánh tỷ lệ mỡ giữa hainhóm phụ nữ này. Kết quả cho thấy phụ nữ ViệtNam có tỷ lệ mỡ là 35,6%, tương đương với phụ nữMỹ với tỷ lệ 35,8%. Như vậy hai nhóm có cùng độtuổi và cùng BMI, với phương pháp đo lường hiệnđại nhất và chuẩn nhất, chúng tôi minh chứngrằng hai nhóm phụ nữ Việt và Mỹ có tỷ lệ mỡtương đương nhau. Công trình nghiên cứu và kếtquả của chúng tôi mới công bố trên tập san ykhoa quốc tế Obesity. Ngay sau khi công bố,nhiều báo chí và giới truyền thông quốc tế đưatin. Kết quả này cho thấy giả định mà giới ykhoa quốc tế và WHO dựa vào trong vòng 15 nămqua là sai. Bởi vì giả định sai, cho nên ngưỡngBMI dùng để chẩn đoán béo phì cho người châu Á(BMI ≥ 25kg/m2) cũng có thể sai.

Ngưỡng nào cho người châu Á?

Nếu ngưỡng BMI ≥ 25kg/m2 khôngthích hợp cho chẩn đoán béo phì ở người châu Á thì câu hỏi đặt ra là ngưỡng nàosẽ thích hợp? Để trả lời câu hỏi đơn giản này, chúng ta cần có những nghiên cứuvới hàng chục ngàn người, và phải theo dõi từ 5 đến 10 năm để biết ở lượng mỡhay BMI bao nhiêu thì có thể xác định là nguy hiểm đến tính mạng.

Ở châu Á, có rất ít những nghiêncứu quy mô và dài hạn như thế. Vì vậy mà cho đến nay chưa ai biết ngưỡng BMI haylượng mỡ bao nhiêu là thích hợp cho chẩn đoán béo phì cho người châu Á. Tuynhiên, một nghiên cứu ở Đài Loan gần đây trên 36.000 người cho thấy tỷ lệ tửvong chỉ tăng cao khi BMI vượt ngưỡng 30kg/m2. Dựa vào kết quả nghiên cứu này vàkết quả nghiên cứu của chúng tôi, tôi nghĩ rằng ngưỡng chẩn đoán béo phì chongười châu Á có lẽ tạm thời là BMI ≥ 30kg/m2, chứ không phải 25kg/m2 như đa sốcác nước châu Á đang áp dụng hiện nay. Trong tương lai, chúng tôi sẽ cố gắngphát triển một số giá trị tham chiếu cho việc đánh giá béo phì ở Việt Nam. 

Theo GS.TS Nguyễn VănTuấn
Người châu Á đang béo phì ảo?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.