Người Việt cần xem video này: Bị tôn, sắt, thủy tinh... cứa vào cổ, lập tức phải làm gì?

Theo hướng dẫn của TS.BS Dương Đức Hùng, với vết thương gây đứt mạch máu nguy hiểm ở cổ và tay, nếu được sơ cứu đúng cách thì nạn nhân có thể được cứu sống.

Theo hướng dẫn của TS.BS Dương Đức Hùng, với vết thương gây đứt mạch máu nguy hiểm ở cổ và tay, nếu được sơ cứu đúng cách thì nạn nhân có thể được cứu sống.

Chiều nay, 26/9, tại Hội trường lớn Nhà P, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đã diễn ra buổi Hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng do tiến sĩ Dương Đức Hùng, bàn tay vàng mổ tim chủ trì.

Theo bác sĩ Hùng, người có trên 20 năm kinh nghiệm trong phẫu thuật tim và xử trí hàng chục nghìn ca cấp cứu mạch máu, trong các vụ tai nạn như thế, điều người dân cần quan tâm nhất chính là những mạch máu ở tay và cổ.


Tiếp đến là bệnh nhân và những người giúp đỡ cần phải giữ bình tĩnh để sơ cứu vết thương.

"Trong những trường hợp đó thì phải tiến hành sơ cứu cầm máu nhanh nhất có thể. Một người có 5 lít máu, mỗi lần quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80.

Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu nên bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ", tiến sĩ Dương Đức Hùng nói.

Tại buổi hướng dẫn, TS Dương Đức Hùng đã hướng dẫn trực tiếp trên người thật và bằng những dụng cụ, vật liệu có thể gặp trên đường như cành cây, que tre, bút bi hay thậm chí là chiếc áo xé ra...

Khi tiến hành sơ cứu phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương.

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 1.

Những dụng cụ, vật liệu trên đường có thể được sử dụng để sơ cứu vết thương. Ảnh: Lê Ba

Sau đây là cách xử lí một số tình huống khi bị đứt các mạch trên cơ thể.

Vết thương ở cổ

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 4.

Bước 2: Nếu không có que hoặc vật cứng để cố định, bạn có thể giơ thẳng tay. Sau đó, dùng dây cuốn xung quanh và đưa bệnh nhân đi cơ sở y tế gần nhất. Ảnh: Định Nguyễn

Vết thương ở tay

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 5.

Động tác 1: Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương. Ảnh: Lê Ba

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 6.

Bước 2: Dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy. Ảnh: Lê Ba

Vết thương ở chân

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 7.

Cần phải cố định chân lại trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế. Nếu như di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định chân, các đầu xương có thể chọc và gây tổn thương các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng... và đau. Ảnh: Lê Ba

Hướng dẫn chính xác các bước sơ cứu khi bị cắt đứt mạch máu - Ảnh 8.

Nguyên tắc là phải băng bó để bệnh nhân bất động phía trên và dưới vết thương. Ảnh: Lê Ba

TS Hùng khuyên, điều quan trọng nhất là người dân sau khi được sơ cứu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tại đấy, đội ngũ y tế sẽ sơ cứu và chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng giải quyết.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.