Nguy hiểm triệu chứng khác thường ngày “đèn đỏ”

“Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, nhân xơ tử cung, chửa ngoài tử cung, sảy thai sớm… ”, ThS.BSCK II. Lê Thế Vũ, Phó trưởng khoa Phụ sản và Nam học, BVPSHN khuyến cáo.

“Chảy máu kinh nguyệt quá nhiều cũng có thể là một dấu hiệu nghiêm trọng của một số bệnh như lạc nội mạc tử cung, nhân xơ tử cung, chửa ngoài tử cung, sảy thai sớm… ”, ThS.BSCK II. Lê Thế Vũ, Phó trưởng khoa Phụ sản và Nam học, BVPSHN khuyến cáo.

Dấu hiệu bất thường

Một kỳ kinh được xem là không bình thường nếu ngày kinh diễn ra quá dài ( trên 7 ngày), lượng kinh quá nhiều hoặc quá ít, đau bụng, đau lưng, căng ngực dữ dội.

 

Những cơn đau tức, khó chịu ở phần bụng dưới thường chỉ xuất hiện vào những ngày đầu thời gian “đèn đỏ” và sẽ mất đi ngay sau đó. Tuy nhiên, nếu chị em có cảm giác đau bụng dữ dội, bất thường và kéo dài trong suốt thời gian này thì đó lại là những dấu hiệu nguy hiểm, dấu hiệu của việc “tắc nghẽn” khí huyết, khiến cho dịch kinh và các độc chất không được lưu thông và đào thải ra ngoài, gây ứ đọng trong tử cung. Để lâu ngày có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho tử cung.

 


Một vấn đề trong thời kỳ “đèn đỏ” mà chị em cần quan tâm, đó là chu kỳ kinh.


Lượng dịch kinh ra quá nhiều. Trung bình, mỗi kỳ “đèn đỏ” sẽ “lấy đi” của chị em từ 35 - 85ml máu. Lượng máu này sẽ nhanh chóng được bù đắp trở lại. Nếu lượng máu mất đi trong những ngày “đèn đỏ” tăng đột biến, có thể đó là nguy cơ xuất huyết tử cung, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể.

Một vấn đề nữa trong thời kỳ “đèn đỏ” mà chị em cần quan tâm, đó là chu kỳ kinh.

Thông thường chu kỳ kinh kéo dài từ 28 - 35 ngày. Nếu ngày “đèn đỏ” xuất hiện sớm hoặc muộn hơn quá nhiều ngày so với khoảng thời gian trên, rất có thể đã có sự viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới vô sinh hoặc các căn bệnh ung thư nguy hiểm ở phụ nữ. Ngoài ra, việc xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, nôn mửa là những dấu hiệu sớm của chứng viêm loét hay có các khối u trong cơ thể, nhất là các khối u ở cơ quan sinh sản như : tử cung, buồng trứng.

 

Quá nhiều estrogen - một dạng phổ biến của sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, thường góp phần làm tăng lượng máu trong kì kinh nguyệt, đặc biệt là nếu chu kì kinh của bạn có nhiều cục máu đông lớn. Một trong các chức năng của estrogen là kiểm soát việc xây dựng các mô nội mạc tử cung trong tử cung mỗi tháng. Quá nhiều estrogen có thể làm cho lượng mô nội mạc tử cung được tạo ra nhiều hơn, dẫn đến chảy máu nặng hơn các chu kì khác.

 

Nên đi khám phụ khoa

 

Nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường thì chị em nên đến cơ sở y tể, bệnh viện có uy tín để được bác sỹ thăm khám, không để lại những hậu quả đáng tiếc. Chủ quan, không quan tâm tới phụ khoa là hội chứng mắc phải của phụ nữ hiện đại. Quan điểm không có bệnh thì không phải đi khám. Nhưng trên thực tế, nhiều phụ nữ khi khám mới phát hiện mình bị viêm nhiễm vùng kín, u nang buồng trứng, ung thư tử cung…vì đa số các bệnh thường diễn tiến thầm lặng, không có triệu chững rõ rệt.

 

Ths. BS Lê Thế Vũ chia sẻ : “Trong những ngày đèn đỏ chị em nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và bàn tay sạch là đủ. Không nên lạm dụng dung dịch phụ khoa, nếu có dùng thì phải pha loãng”. Để nâng cao tuổi thọ, chất lượng cuộc sống và phòng tránh các bệnh phụ khoa, dù không gặp phải các triệu chứng bất thường thì chị em vẫn nên đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 1 lần/ năm, còn nếu có dấu hiệu khác thường thì nên kiểm tra thường xuyên.

 

Theo Thanh Huyền
Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.