Nhân viên văn phòng không nên chủ quan với hội chứng DES

Phần lớn dân văn phòng đều mắc hội chứng DES, nhưng không phải ai cũng nhận thức được các dấu hiệu và biết cách phòng chống hội chứng nguy hiểm này.

Phần lớn dân văn phòng đều mắc hội chứng DES, nhưng không phải ai cũng nhận thức được các dấu hiệu và biết cách phòng chống hội chứng nguy hiểm này.

Biết cách phòng tránh các bệnh về mắt sẽ giúp bạn có đôi mắt tinh anh, đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống.

Nhận biết hội chứng DES

DES (Dry Eye Syndrome) là hội chứng khô mắt, nhức mỏi mắt, nhìn lờ mờ không rõ, thường gặp ở dân văn phòng. Tuy nhiên, dù nhận ra những triệu chứng này, khi đi khám, bạn vẫn có thể nhận được kết quả bình thường cho tình trạng sức khỏe. Đó chính là điểm đánh lừa nguy hiểm từ hội chứng DES, khiến người bệnh chủ quan trong việc chăm sóc mắt.

Theo Business Insider, thống kê tại Mỹ cho biết có đến 25-30 triệu người Mỹ bị hội chứng DES và con số này ngày càng tăng lên, đặc biệt với đối tượng nữ giới. Đồng thời, số liệu còn cho thấy có đến 60% trong số này là nhân viên công sở. Tuy nhiên, rất ít người nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh và có cách chăm sóc mắt phù hợp.

Nhan vien van phong khong nen chu quan voi hoi chung DES hinh anh 1

Dân văn phòng là đối tượng hàng đầu của hội chứng DES.

Cụ thể, hội chứng khô mắt là một rối loạn phổ biến của màng phim nước mắt, khiến cho mắt không chỉ nhức mỏi mà còn có thể bị đỏ, rát hoặc ngứa, nóng trong lòng mắt và nhạy cảm với ánh sáng. Những biểu hiện này được cảm nhận rõ rệt khi dùng máy tính, xem tivi, đi ngoài trời nắng hay tiếp xúc với các nguồn ánh sáng mạnh như đèn pha, đèn màn hình LED... Các dấu hiệu này trở nặng vào cuối chiều và chỉ có biến chuyển tích cực nếu mắt được nghỉ ngơi trong ít nhất 2 tiếng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra DES. Những người có bệnh lý ở mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, đục thủy tinh thể... rất dễ gặp phải các triệu chứng kể trên. Ngoài ra, tác động từ môi trường làm việc và thói quen sử dụng mắt chưa khoa học cũng khiến nhiều người mắc phải DES dù tự tin rằng mắt mình rất khỏe, không gặp vấn đề về thị lực.

Thực tế, môi trường công sở đòi hỏi các nhân viên phải làm việc thường xuyên với máy tính, đồng nghĩa phải tiếp xúc ánh sáng xanh điện tử trong vòng 5-8 tiếng/ngày. Trong khoảng thời gian này, họ cũng thường làm việc ở trạng thái tập trung cao độ, tầm nhìn hạn chế, điểm nhìn bó hẹp, đặc biệt là bị giảm số lần chớp mắt khiến hoạt động tiết nước mắt không được diễn ra theo nhịp độ cần thiết. Hệ quả là mắt bị khô và nhức mỏi.

Phòng chữa DES

Hội chứng DES đe dọa nhiều đến sức khỏe cũng như chất lượng công việc nếu không biết cách phòng và trị bệnh. Vì vậy, dân văn phòng nên nhớ 4 biện pháp đơn giản mà hữu hiệu dưới đây để đối phó với hội chứng này.


Dân văn phòng cần tập thói quen chăm sóc mắt đều đặn.

Thứ nhất, cần giảm lượng bức xạ màn hình. Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyên rằng màn hình máy tính nên được đặt cách mắt 50-60 cm. Nên điều chỉnh độ sáng màn hình vừa phải hoặc đặt thêm kính lọc cho màn hình.

Thứ hai, thể dục mắt với quy tắc 20-20-20. Theo đó, cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó cách xa 6 m trong 20 giây. Bài tập đơn giản này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn, tránh hội chứng DES và các bệnh lý khác về mắt.

Thứ ba, đừng quên chớp mắt. Khi nhìn vào màn hình, ta thường quên chớp mắt làm cho mắt bị khô. Bởi vậy cần tạo thói quen chớp mắt thường xuyên khi dùng máy tính.

Thứ tư, nên sử dụng thuốc nhỏ mắt an toàn. Nhỏ mắt được xem là phương pháp chăm sóc mắt đơn giản với hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý liều lượng dùng để đảm bảo tính an toàn. Một số loại thuốc nhỏ mắt không nên nhỏ quá nhiều lần trong ngày, cũng có sản phẩm lành tính có thể dùng với tần suất nhiều hơn mà không gây hại cho mắt. Mua thuốc nhỏ mắt cũng cần xem xét kỹ thành phần, nguồn gốc xuất xứ, cơ sở sản xuất để tránh mua phải các sản phẩm kém chất lượng.

Theo Zing

Hội chứng DES

bệnh văn phòng

bệnh thường gặp của dân văn phòng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.