Nhiều biến chứng nguy hiểm từ "thần dược" xóa xăm

"Sau khi dùng loại hóa chất mua ngoài chợ về bôi lên vết xăm, tôi cảm thấy nóng rát kinh khủng..."

"Sau khi dùng loại hóa chất mua ngoài chợ về bôi lên vết xăm, tôi cảm thấy nóng rát kinh khủng..."

"Các bác sĩ cho rằng, trong dung dịch xóa xăm mà tôi dùng có chứa một lượng axit quá lớn khiến cho vết xăm ngày càng bị lở loét. Sau khi điều trị tại bệnh viện, tôi phải lãnh một vết sẹo nhăn nhúm mà không một loại mỹ phẩm nào có thể làm mờ được", chị Lê Minh cho biết.
 
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Đông cho biết: "Sau khi dùng loại hóa chất mua ngoài chợ về bôi lên vết xăm, tôi cảm thấy nóng rát kinh khủng. Một tuần sau khi bôi, vết xăm của tôi không hề bay mất theo như lời quảng cáo mà ngày càng lở loét, đau rát và mưng mủ. Tôi đến bác sĩ thì được biết, việc dùng dung dịch hóa học khiến cho vết xăm bị nhiễm trùng nặng do bị hàm lượng axit trong thuốc tấn công. Sau đó, các bác sĩ đã phải tẩy rửa và dùng các loại thuốc kháng khuẩn điều trị nhiễm trùng một tuần liên tục, vết thương mới hết đau rát, sưng tấy".
 

Trong khi đó, chị Lê Minh (30 tuổi, ngụ tại quận 9) cho biết: "Cách đây mấy tháng, tôi nghe bạn bè giới thiệu đến một "thầy lang" ở chợ chuyên bán thuốc xóa xăm hiệu quả mà rẻ tiền lại không đau. Vì không đủ tiền đi bắn tia lazer, tôi đã tìm đến "thầy lang" mua thuốc về dùng thử. Kết quả của việc dùng khiến vùng da có vết xăm ngày càng bị ăn mòn, nhiễm trùng. Chất axit còn ăn sâu vào trong lớp thịt dưới vết xăm và phát ra một mùi hôi hết sức khó chịu. Sau một tháng, tôi vẫn không thấy vết thương thuyên giảm nên đã vào bệnh viện khám. Các bác sĩ cho rằng, trong dung dịch xóa xăm mà tôi dùng có chứa một lượng axit quá lớn khiến cho vết xăm ngày càng bị lở loét. Sau khi điều trị tại bệnh viện, tôi phải lãnh một vết sẹo nhăn nhúm mà không một loại mỹ phẩm nào có thể làm mờ được. Đó chính là bài học đắt giá của tôi trong việc dùng thuốc mà không theo sự hướng dẫn của những người có chuyên môn".
 
Trước những tai biến khôn lường vì dùng thuốc xóa xăm không nhãn mác của nhiều người, PV đã có cuộc trao đổi với một số chuyên gia để làm rõ thực hư của "thần dược" nói trên. Bác sĩ Thanh Hùng, Học viên cao học Trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết: "Thuốc xóa xăm là một loại thuốc giống như axit, thường dùng để chấm lên các nốt sùi, các loại mụn cóc, tế bào nấm… Khi thoa thuốc này lên, tế bào da sẽ chết, gây tàn phá và tổn thương cho vùng da nơi có hình xăm. Ngoài việc tàn phá làn da, loại thuốc này cũng có tác dụng xóa các vết xăm”. Bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo thêm: "Sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc để xóa xăm sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, để lại các vết sẹo không mong muốn, từ đó gây mất thẩm mỹ cho vùng da được xóa". Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo thêm nên sử dụng tia lazer để tránh đau nhức, gây biến dạng cho chỗ xăm.
 
Bác sĩ Phạm Thanh Tuấn, chuyên khoa xóa xăm tại TP.HCM nhận định, việc xóa bỏ hình xăm thường không dễ dàng. Bởi khi xăm, kim đã đưa mực vào sâu bên trong lớp da, muốn xoá phải hủy lượng mực đã đưa vào da. Mặt khác, nhiều người còn "sở hữu" hình xăm đã có từ lâu, lại được "chế tác" thủ công từ những thợ có tay nghề, kỹ thuật không cao nên vết xăm to, đậm, màu mè, lồi lõm… Chưa kể, họ sử dụng mực tàu, mực "chế" từ bụi than, than của dép lào, cao su, vỏ xe đốt cháy chảy ra tạo thành hoặc từ sữa của phụ nữ đang cho con so bú để xăm nên ăn rất sâu vào da, rất khó mất đi. Chính vì vậy, việc dùng vết dung dịch (thuốc) xóa xăm rẻ tiền không rõ nguồn gốc, không kiểm định của cơ quan chức năng là rất nguy hiểm đến sức khỏe của người xóa xăm.
 
Theo NĐT


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.