Nhiều trẻ bị bệnh táo bón giả

Trẻ bị táo bón đến khám tại các bệnh viện ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo các bác sĩ, nhiều bé chỉ bị táo bón giả.

Trẻbị táo bón đến khám tại các bệnh viện ngày càng nhiều. Tuy nhiên theo cácbác sĩ, nhiều bé chỉ bị táo bón giả.

Bácsĩ Hoàng Lê Phúc, Trưởng khoa tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, chobiết, trung bình mỗi ngày bác sĩ phải khám cho 25 trẻ có những dấu hiệu bịtáo bón, nhưng chỉ có 5 trẻ thật sự bị bệnh.

Bệnh giả, triệu chứng thật

Lý giải về điều này, bác sĩ Phúc cho biết do các bà mẹ quá lo lắng, lại chưahiểu kỹ về căn bệnh táo bón nên khi thấy vài dấu hiệu như: trẻ giảm tần suấtbài tiết phân, đi phân cứng, khi đi cầu có vẻ khó khăn thì vội vàng kết luậncon bị táo bón. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh, khi thấy trẻ ít đi phân là nghĩngay đến táo bón.

Bà N.T. Nga, ở quận Bình Thạnh, lo lắng cho biết cháu nội của bà mới sinhđược 5 tháng nhưng rất ít khi đi tiêu. Sốt ruột, cứ vài ngày không thấy cháuđi bà lại dùng thuốc thụt cho cháu. Sau đó cháu đi bình thường, phân cũngbình thường không có dấu hiệu lạ.

Nhiều trẻ bị bệnh táo bón giả

Tư vấn về chế độ ăn cho trẻ bị táo bón tại Viện dinh dưỡng quốc gia

Các bác sĩ Phúc khuyến cáo,những trường hợp như trên không nên lạm dụng thuốc thụt quá nhiều. Vì nếu sửdụng thường xuyên dễ gây ra hiện tượng sa chấn  hậu môn, giảm nhu động ruộtcủa trẻ. Cần phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khám để biết chắc chắn cóbị táo bón thật sự hay không để có cách điều trị phù hợp.

Do dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh rất phức tạp. Không chỉ dựa vào số lần,tần suất đi phân của trẻ mà kết luận chắc chắn trẻ bị táo. Có nhiều trẻ dohệ thống tiêu hóa tốt, trẻ hấp thu hết được sữa mẹ nên có khi 12 ngày trẻmới đi một lần nhưng khi đi rất dễ dàng. Hiện tượng này người ta gọi là táobón giả. Ngoài ra, có nhiều trẻ ngại đi tiêu do… sợ bẩn, sợ hôi nên hay nhịnđể mấy ngày mới đi một lần, mỗi lần đi lâu và khó nên phụ huynh kết luận conbị táo bón.

Chế độ ăn ngừa táo bón

Các bác sĩ khuyến cáo để phòng tránh bệnh táo bón ở trẻ, người lớn cần lưu ýđến chế độ ăn của bé. PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốcgia, cho biết, tùy theo độ tuổi mà trẻ có chế độ ăn khác nhau để phòng tránhbệnh táo bón. Với trẻ dưới hai tuổi còn bú mẹ, cần chú ý đến cả khẩu phần ăncủa mẹ. Trẻ bú sữa mẹ thường ít bị táo bón hơn uống sữa bò, nhưng nếu mẹ bịtáo bón con cũng sẽ bị táo bón theo. Vì thế nếu nuôi con bằng sữa mẹ thì bàmẹ cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây để phòng tránh bệnhtáo bón cho cả mẹ lẫn con.

Theo tiến sĩ Lâm, nếu trẻ mới có dấu hiệu táo bón thì có thể điều chỉnh lạichế độ ăn để khắc phục tình trạng trên. Phải cho trẻ ăn đủ bữa, uống nhiềunước, ăn nhiều rau xanh, quả chín như đu đủ, chuối, bưởi, cam, quýt, thanhlong, đặc biệt là các loại rau củ có tính nhuận tràng như rau mồng tơi, raudền, khoai lang… Khi trẻ có dấu hiệu táo bón, các bà mẹ nên kiểm tra lạithành phần sữa bé đang uống, nên chọn sữa có hàm lượng canxi thấp. Đặc biệtnên bổ sung nhiều chất xơ vào bữa ăn hằng ngày cho trẻ.

Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu không điều trị bệnh táo bón dứt điểm, sẽ để lạinhiều hậu quả. Trẻ bị táo bón lúc nhỏ, khi trưởng thành có nguy cơ mắc lạirất cao. Ngoài ra, táo bón còn khiến trẻ chậm ăn, chán ăn, suy dinh dưỡng,chán nản ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Vì thế các bà mẹ nên đưa trẻ đikhám khi thấy có dấu hiệu của bệnh, tránh tự ý mua thuốc về thụt cho trẻ khikhông có hướng dẫn của bác sĩ.

Theo Thùy Vân
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.