Nhiều trẻ loét dạ dày do học tập căng thẳng

Mọi người thường nghĩ loét dạ dày - tá tràng (DD - TT) chỉ gặp ở người lớn, xuất phát từ thói quen ăn uống, nhưng thực tế hiện gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân lại bắt nguồn từ căng thẳng thần kinh do áp lực học tập.

Mọi người thường nghĩ loét dạ dày - tá tràng (DD - TT) chỉ gặp ở người lớn, xuất phát từ thói quen ăn uống, nhưng thực tế hiện gặp rất nhiều ở trẻ nhỏ mà nguyên nhân lại bắt nguồn từ căng thẳng thần kinh do áp lực học tập.

1 năm 4 lần cấp cứu vì chảy máu dạ dày


Em Nguyễn Trung H. (16 tuổi ở Đội Cấn, Hà Nội) mặt tái mét, sợ hãi khi được đưa lên bàn nội soi dạ dày. Đây là lần thứ hai em phải thực hiện kỹ thuật này. Mẹ em cho biết, mấy hôm nay em kêu đau bụng, nghĩ bệnh dạ dày tái phát lên mẹ đi soi. Kết quả dạ dày của em có tới 5 ổ loét nặng. Mẹ em kể, bệnh của em bắt đầu từ năm 2011, trong quá trình ôn thi vào trường Amstedam, em bị đau bụng gia đình cứ nghĩ do giun hay ngộ độc thức ăn nhưng uống thuốc không khỏi, lại càng đau tăng, đi khám mới biết em bị viêm loét DD - TT mà nguyên nhân là do em học quá nhiều, thức khuya.


Em Phạm Văn T. (15 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội) 1 năm đã phải cấp cứu 4 lần tại Bệnh viện 354 vì nôn và đi ngoài ra máu do chảy máu dạ dày. Nguyên nhân cũng là do em bị ép học quá nhiều, lại thường thức khuya xem ti vi, chơi điện tử... Nếu không cẩn thận, dạ dày thủng, em sẽ phải phẫu thuật để cắt.


BSCK II Vũ Đức Chung, Chủ nhiệm Khoa Nội tiêu hóa cho biết, trước bệnh viêm loét DD - TT chỉ xảy ra ở người lớn, nhưng hiện nay gặp nhiều ở trẻ từ 10 - 13 tuổi, thậm chí dưới 6 tuổi cũng nhiều cháu bị. Trung bình mỗi tháng, khoa khám và điều trị cho một vài ca, nhẹ thì viêm trợt, loét, nặng thì xuất huyết chảy máu, hẹp môn vị... Bệnh không phải do vi khuẩn HP (HP chỉ là yếu tố thuận lợi giúp bệnh phát sinh) mà chủ yếu là do yếu tố tinh thần.


Hiện nay, trẻ bị căng thẳng trong học tập quá nhiều, lại suốt ngày xem ti vi, chơi vi tính, thức khuya, chế độ ăn uống vô độ không có quy luật, ăn nhiều thức ăn nhanh, ăn thức ăn nóng quá, lạnh quá, khó tiêu, ăn không nhai kỹ, ăn vội... là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát. Khi trao đổi, chúng tôi đề nghị các bậc phụ huynh giảm áp lực học tập cho con, không nên cho con thức khuya... nhiều người không tin và cho rằng việc học hành không thể bỏ được. Nhưng thực tế, căng thẳng tinh thần là yếu tố quan trọng của bệnh. Vì khi thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, là một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét DD - TT.
 

Soi dạ dày cho bệnh nhân Nguyễn Trung H. tại Bệnh viện 354.

Dễ chẩn đoán nhầm và biến chứng ung thư

BSCK II Vũ Đức Chung cho biết, hầu như trẻ đến viện trong tình trạng muộn, chảy máu, hẹp và thủng dạ dày vì cha mẹ không nghĩ tới bệnh này. Khi thấy con kêu đau bụng, cha mẹ thường tưởng là ăn uống, do giun... nên mua thuốc cho dùng làm giảm mất triệu chứng. Đặc biệt, triệu chứng lâm sàng ở trẻ thường không giống người lớn. Ở người lớn thường đau âm ỉ, còn ở trẻ là đau dữ dội, lăn lộn như giun lên ống mật, chính vì vậy, nhiều trẻ được chẩn đoán và điều trị như giun chui ống mật hoặc đau bụng do giun. Ngoài ra, trẻ cũng không gặp ợ hơi, ở chua như người lớn mà thường nôn ói, thậm chí nôn ra máu, bụng bị đầy hơi, ăn vào khó tiêu, chán ăn...

Điều nguy hiểm là viêm loét DD - TT ở trẻ tiến triển rất nhanh. Thông thường ở người lớn phải 10 năm mới dẫn tới loét xơ chai thì ở trẻ nhỏ 1 năm đã bị. Bệnh nếu không được điều trị sớm kết hợp với thay đổi lối sống sẽ thường xuyên tái phát gây thiếu máu, suy dinh dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, có khi gây thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn vị (cuống dạ dày) trẻ sẽ phải phẫu thuật. Hơn nữa, viêm loét dạ dày mạn tính dễ gây biến chứng ung thư.

Vì vậy, theo BSCK II Vũ Đức Chung, nếu thấy trẻ bị đau bụng thường xuyên hoặc cơn đau bụng cấp tính dữ dội cần phải đi khám ngay, tránh để tình trạng phải cắt dạ dày để lại di chứng nặng nề, kém phát triển thể chất về sau. Phát hiện sớm, việc điều trị rất đơn giản và thường không để lại di chứng gì.
Theo Kienthuc


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.