Những bí quyết “tránh xa” gà tẩm bột sắt!

Bột sắt là hóa chất không được phép cho vào thực phẩm nhưng nhiều người kinh doanh thiếu hiểu biết hoặc vì lợi nhuận vẫn cho chất độc hại này vào bún cua, chim cút rán, gà làm sẵn để hấp dẫn người mua.

Bột sắt là hóa chất không được phép cho vào thực phẩm nhưng nhiều người kinh doanh thiếu hiểu biết hoặc vì lợi nhuận vẫn cho chất độc hại này vào bún cua, chim cút rán, gà làm sẵn để hấp dẫn người mua.

Để có màu vàng đẹp cho một con gà, vịt làm sẵn, nhiều tiểu thương sẵn sàng dùng bột sắt
Để có màu vàng đẹp cho một con gà, vịt làm sẵn, nhiều tiểu thương sẵn sàng dùng bột sắt

Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về màu sắc vàng ruộm, ngon mắt của gà làm sẵn, chim cút quay, bún cua… là từ bột sắt nhưng dạo quanh các chợ nhỏ lẻ trong nội thành Hà Nội, không khó để mua được những con gà làm sẵn có màu vàng ươm đẹp mắt. Bí kíp để thay đổi màu da cho con gà chính là bột sắt.

Cụ thể, gà đã cắt tiết được nhúng vào nước lạnh sau đó nhúng nước sôi khoảng 80 độ, vặt lông, mổ moi sạch. Tiếp theo, gà được cho vào một chiếc chậu chứa nước màu vàng (chứa bột sắt) ngâm trong 10 phút. Khi vớt ra, da gà căng và có màu vàng ngon mắt.

Hấp dẫn là vậy nhưng theo kết quả phân tích của Viện Công nghệ sinh học và thự phẩm, trường Đại học Công nghiệp TPHCM, “bột sắt” là một loại màu công nghiệp chứa chất 2,4 diamioazobenzene hydrochloride. Chất này được dùng trong công nghiệp sản xuất polymer, thuốc nhuộm tóc, sản xuất cao su (chất chống ôxy hóa cao su) mực in… và tuyệt đối cấm sử dụng trong thực phẩm.

Theo 1 chuyên gia trong ngành công nghệ sinh học, nếu dùng màu công nghiệp để nhuộm, đặc biệt các chất gốc azo thì rất độc, chúng có khả năng giải phóng vòng benzen, có thể gây ung thư, nhẹ thì có thể gây dị ứng. Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc lơ đãng.

hiểu rõ tác hại của bột sắt với sức khoẻ con người nên bà H., chủ cửa hàng bún riêu Vìcua trên phố Đội Cấn (Hà Nội), mới giật mình. Bà H. cho biết: “Trước đây không biết bột sắt độc hại nên mỗi nồi canh 20 lít lại cho 1 ít bột này vào để màu nước canh hấp dẫn hơn. Nhưng giờ, cô dùng hạt điều thôi, đắt hơn nhưng không hại, vì mình cũng ăn bún mà”.

Tuy nhiên, không phải người bán nào cũng thay đổi hành vi như bà H. Do đó, quan trọng nhất vẫn là trở thành người tiêu dùng thông minh để bảo vệ sức khoẻ cho cả nhà.

Kinh nghiệm chọn gà không nhuộm màu

Là một bà nội trợ đảm đang có tiếng, chị Liên (Ngọc Hà, Hà Nội) khẳng định: Tốt nhất là mua gà sống rồi nhờ họ làm sạch ngay trước mặt mình. Ngay từ gà sống, lớp da đã có màu vàng. Khi mổ thịt, mỡ cũng có màu vàng tươi hấp dẫn.

Còn nếu không có thời gian chờ đợi thì có thể mua gà làm sẵn, nhưng phải chọn gà có lớp da và mỡ cùng màu vàng. Cắt miếng thịt gà sống ra không có mùi hôi, tanh. Các thớ thịt cắt ra săn chắc. Còn gà trắng bệch hay da vàng óng, mỡ ít lại có màu trắng thì tuyệt đối không mua vì gà vừa không ngon lại bị nhuộm, ngâm màu.

Lựa chọn hàng quán hợp vệ sinh

Khi ăn thực phẩm chế biến sẵn, hay vào hàng quán, nên gọi gà luộc để đảm bảo tươi ngon.

Với các món chim quay, gà quay, bún riêu… cần lựa chọn quán uy tín bởi việc có nhuộm màu hay dùng dầu mỡ đun nhiều lần là rất khó phân biệt. Và tốt nhất là nên tự chế biến các món này.

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.