Những căn bệnh ung thư lạ lùng ít người biết

Có một số dạng ung thư mà ít người trong chúng ta đã từng nghe đến.

Theo Viện Y học ứng dụng Việt Nam, kết quả một nghiên cứu được tiến hành trong 10 năm vê hơn 9 triệu ca ung thư, người ta nhận thấy rằng có tới 60 - 71 dạng ung thư hiếm gặp , nhưng chiếm tới 25% các trường hợp ung thư .

Dưới đây là 5 căn bệnh ung thư mà có thể bạn mới nghe lần đầu.

Ung thư chân

Chẳng ai nghĩ được rằng chân có thể liên quan tới bệnh ung thư nhưng bạn đã hoàn toàn nhầm rồi đấy.

Theo bác sĩ Bryan Markinson thuộc Đại học Y Icahn ở New York (Mỹ), do ung thư chân là căn bệnh không phổ biến, nên nhiều người thường không chú ý nhiều đến nó.

Ông cũng nhấn mạnh, tầm quan trọng của việc cung cấp cho bác sĩ các thông tin khi bạn quan sát thấy sự hình thành của những nốt ruồi, xuất hiện những cảm giác khác lạ.

Hay các cơn đau ở chân, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh ung thư xương, mạch máu, thần kinh hay ung thư da.

Ung thư da là dạng thường gặp nhất của ung thư chân. Tuy nhiên căn bệnh này cũng khá hiếm, bác sĩ có thể gặp khoảng 10 ca một năm.

Ung thư da ở chân chiếm khoảng 3-5% tất cả các trường hợp ung thư da, nhiều trường hợp là do gen hoặc các yếu tố độc hại từ môi trường hơn là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Theo Markinson, nếu bạn có một khối u ác tính dưới móng chân, cấu trúc di truyền phân tử của nó sẽ hoàn toàn khác với ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Ung thư âm đạo

Khi chúng ta già đi, những tế bào ở âm đạo sẽ biến đổi và có khả năng phát triển thành tế bào ung thư. Dạng ung thư này rất hiếm gặp – chỉ khoảng 1% những trường hợp ung thư ở cơ quan sinh dục nữ bắt nguồn từ âm đạo.

Cho tới nay, dạng ung thư phổ biến nhất là ung thư tế bào vảy, một loại ung thư da chiếm tới 80% những ca ung thư âm đạo, phát triển chậm gần khu vực cổ tử cung và thường xuất hiện sau thời kỳ mãn kinh.

Khối u có hình dạng giống như những bướu nhỏ và thường loại bỏ được bằng phẫu thuật. Ít phổ biến hơn là ung thư biểu mô tuyến, và hiếm gặp hơn nữa là ung thư mô liên kết hay ung thư tế bào hắc tố hình thành bên trong âm đạo.

Nếu được phát hiện sớm, hầu hết những dạng ung thư này đều có thể phẫu thuật loại bỏ. Liệu pháp xạ trị cũng được sử dụng khá phổ biến đối với ung thư âm đạo, và đã được chứng minh có thể làm tăng tỷ lệ sống sót theo một nghiên cứu trên tạp chí Gynecological Oncology.

Người đã có tiền sử bị mụn cóc sinh dục (do virus gây u nhú ở người) sẽ có nguy cơ cao mắc loại ung thư này. Do vậy, nếu bạn lưu ý thấy triệu chứng kích ứng, xuất huyết hay tiết dịch âm đạo bất thường, hãy thông báo cho bác sĩ biết để tiến hành sàng lọc nguy cơ ung thư.

Những căn bệnh ung thư lạ lùng ít người biết

Ung thư tuyến nước bọt

Những enzyme sản xuất bởi tuyến nước bọt đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn và chống lại nhiễm trùng. Trong một số ít trường hợp – tỷ lệ dưới 1/100,000 người – sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến nước bọt.

Các triệu chứng bao gồm tê cứng và cảm giác yếu ở mặt, có khối u ở trong tai, má, cằm hay vùng miệng.

Nếu được phát hiện sớm, những người mắc ung thư tuyến nước bọt có tỷ lệ sống sót sau 5 năm tới hơn 90%. Tuy nhiên, con số đó sẽ giảm mạnh trong trường hợp phát hiện quá trễ.

Ung thư tuyến nước bọt, khác với các loại ung thư ở khu vực miệng khác ở chỗ tình hình sử dụng rượu và thuốc lá dường như không làm tăng nguy cơ mắc bệnh, và đây cũng không phải là một căn bệnh do gen di truyền.

Ung thư tuyến nước bọt thường phổ biến ở nam giới hơn là nữ giới và cũng thường gặp ở những người đã từng làm việc ở những môi trường có tiếp xúc với chất phóng xạ.

U dây sống

U dây sống là một dạng ung thư xương, thường gặp ở trong hộp sọ và tủy sống với tỷ lệ mắc bệnh là 1/1,000,000 người mỗi năm. U dây sống thường phát triển từ những phần rất nhỏ của mảnh sụn còn sót lại khi đứa trẻ còn ở trong tử cung của mẹ.

Do đây là căn bệnh ung thư rất hiếm gặp, thường rất khó để phát hiện được nguyên nhân gây ra u dây sống. Căn bệnh này cũng không do yếu tố di truyền.

U dây sống phát triển chậm, nhưng có tính xâm lấn mạnh. Chúng thường gây đau đầu, đau cổ, nhìn đôi, mất chức năng tiêu hóa và bàng quang, ngứa ran ở tay và chân. Loại ung thư này thường không đáp ứng tốt với hóa trị, xạ trị hay với thuốc.

Phẫu thuật thường là phương pháp được lựa chọn đối với u dây sống, nhưng thường khá nguy hiểm nếu khối u phát triển ở trên cột sống và xung quanh các dây thần kinh quan trọng. Việc phẫu thuật loại bỏ toàn bộ khối u thường khá khó khăn nên đây là căn bệnh có tỷ lệ tái phát cao.

Ung thư sụn trung mô

Căn bệnh ung thư của mô sụn này hiếm gặp đến nỗi mà chỉ có khoảng dưới 1,000 ca được báo cáo trong các tài liệu y khoa kể từ năm 1959.

Đây là căn bệnh ung thư ác tính, có khả năng xâm lấn rất nhanh tới các cơ quan và hạch bạch huyết và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nếu không được phát hiện sớm.

Khoảng 2/3 những ca ung thư sụn trung mô xảy ra ở xương, nhất là cột sống, xương sườn và xương hàm. 1/3 còn lại được phát hiện ở mô mỡ và mô cơ. Do loại ung thư này có thể được hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nên rất khó để chỉ ra các triệu chứng.

Tuy nhiên, trong giai đoạn sớm, căn bệnh này có thể gây đau và sưng ở các khu vực bị ảnh hưởng. Nếu khối u xuất hiện gần cột sống, nó có thể gây tê liệt hay mất cảm giác.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Cancer, phương pháp điều trị tốt nhất thường là phẫu thuật để loại bỏ khối u kèm theo hóa trị. Sự kết hợp giữa hai phương pháp giúp giảm nguy cơ tái phát tới 50% trong khi phẫu thuật chỉ giúp giảm 27% nguy cơ.

Theo VTV


ung thư âm đạo

ung thư chân

ung thư dây sống

ung thư trung mô

ung thư

bệnh ung thư


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.