Những điều cần biết về sữa chua

Sữa chua không chỉ cung cấp năng lượng mà còn giúp bổ sung các vi khuẩn hữu ích cho cơ thể.

Sữa chua không chỉ cung cấp năng lượng mà còngiúp bổ sung các vi khuẩn hữu ích cho cơ thể.

Nhiều lợi ích

Những điều cần biết về sữa chua
Hình ảnh vi khuẩn có lợi Lactobacillus chụp dưới kính hiển vi - Ảnh: tư liệu

Theo TS-BS Nguyễn Thị Kim Liên(Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) thì: “Sữa chualà sữa nguyên được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột nhưProbiotics (Lactobacillus bulgaricus, Streptocoocus thermophilus).

Quá trình lên men giúp cho cácchất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn. Trong đó, cácthành phần như protein (chất đạm), lipid (chất béo) có sẵn trong sữa đã đượctiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa.

Đườnglactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đườngtồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy. Ngoài ra, sữa chua còn giúpcho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Thức ăn sữachua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón”.

Lưu ý khi dùng

Theo TS-BS Nguyễn Thị Kim Liên,trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày nên dùng 1/2 cốc (khoảng 50 ml) sữa chua.Khi bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua, cần tập cho trẻ thích nghi, ngày đầu chỉ cho ăn1 thìa cà phê, sau đó tăng dần, khoảng 1-2 tuần sau cho trẻ ăn 1 cốc/ngày. Vớitrẻ em 1-3 tuổi thì dùng 1 cốc/ngày (khoảng 100 ml). Người lớn và trẻ lớn dùng1-2 cốc/ngày. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi dùng 1 cốc/ngày.

Những điều cần biết về sữa chua
Cần ăn sữa chua khi lạnh hoặc ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo chất lượng

Nên lưu ý, cần ăn sữa chua khilạnh hoặc ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo chất lượng. Trong trường hợp khôngmuốn ăn lạnh, có thể để cốc sữa chua ra ngoài tủ bảo quản lạnh, hoặc ngâm trongnước ấm vài phút trước khi ăn. Tuy nhiên, sữa chua chỉ giữ ấm dưới 45 độ C,không làm nóng sữa chua lên rồi mới ăn, vì khi nóng các vi khuẩn có lợi trongsữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, không tốt cho đường tiêu hóa.

"Với người đau dạ dày, tronggiai đoạn cấp, còn có cơn đau thì không nên ăn sữa chua. Riêng trường hợp viêmdạ dày giảm a-xít thì dùng sữa chua như bình thường. Ngoài cơn đau (khi bệnh đãổn định) có thể ăn sữa chua sau khi ăn, tối đa 1 cốc/ngày nhưng không nên ănthường xuyên (tuần 1-2 lần) và tránh ăn sữa chua khi đói”, TS-BS Kim Liênlưu ý.

Kỹ sư Nguyễn Minh Thục, Trưởngphòng Chất lượng Công ty IDP, cho biết sữa chua Ba Vì do IDP sản xuất được tuânthủ theo công nghệ lên men toàn phần. Với công nghệ này, sữa chua Ba Vì có vịchua của a-xít tự nhiên, do đó không gây hại cho dạ dày.

Công nghệ lên men toànphần còn giúp cho lượng vi khuẩn có ích cho đường ruột (Probiotics) trong sữachua Ba Vì tồn tại với số lượng lớn, lâu dài. Nên ăn sữa chua sau bữa ăn (có thểăn ngay sau bữa ăn hoặc cách 1-2 giờ), nhưng không nên ăn khi bụng đói, vì khiđó dịch vị dạ dày tiết ra nhiều, độ a-xít dịch vị sẽ diệt vi khuẩn làm mất tácdụng của sữa chua.

Theo Thúy Anh
Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.