Những người phải hét to khi nói chuyện

Mỗi khi nói chuyện, ông Huấn phải hét thật to vì sợ người ta không nghe thấy. Các cháu không hiểu, cứ nghĩ ông thích hét vào mặt chúng.

Mỗi khi nói chuyện, ôngHuấn phải hét thật to vì sợ người ta không nghe thấy. Các cháu không hiểu,cứ nghĩ ông thích hét vào mặt chúng.

Giảm thính lực (lão thính) làhiện tượng rất hay gặp ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chấtlượng sống của người bệnh lẫn người xung quanh. Bác sĩ Nguyễn Thị Bích Thủy,chuyên khoa Thính học Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết khoảng 30% -40% người trong độ tuổi 65 - 75 bị giảm thính lực, tỷ lệ này tăng lên 40% -50% ở độ tuổi 75 trở lên.

Nặng tai nên muốn… hét

Ông Ngô Văn Huấn (67 tuổi, quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Mỗi khi nói chuyệnvới người khác, tôi phải hét thật to vì cứ sợ người ta không nghe thấy. Tụinhỏ trong nhà không hiểu nên cho là tôi thích hét vào mặt chúng”. Cònchị Ngọc (con ông Huấn) thì phàn nàn: “Ba tôi cứ hay trách là sao không chocụ mở ti vi lớn, trong khi ti vi đã bật lớn hết cỡ. Mở to thì lại ảnh hưởngđến hàng xóm”.

Những người phải hét to khi nói chuyện

Tránh tiếp xúc với tiếng ồn để ngăn chặn giảm thính lực. (Ảnh: Kim Anh)


Từ đó, ông Huấn cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp. Ai nói cũng khôngnghe, nói to quá mọi người xung quanh lại khó chịu nên ông rất ngại tiếpxúc. Chị Ngọc chia sẻ: “Trước đây ba tôi là người rất hoạt bát, nhưng gầnđây ông không muốn nói chuyện với ai”. Đi khám bác sĩ thì mọi chuyện mớivỡ lẽ, bác Huấn bị chứng lão thính. Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCMchẩn đoán ông Huấn bị điếc tiếp nhận độ 2 do tuổi cao.

Bác sĩ Nguyễn Thị BíchThủy cho biết lão thính thường xảy ra ở cả hai tai, tiến triển từ từ, đềunhau và giảm nhiều ở tần số cao, vì vậy thời gian đầu nhiều người không nhậnbiết mình bị lão thính. Sự suy giảm thính lực ảnh hưởng rất lớn đến cuộcsống người cao tuổi. Vì khó nghe nên họ phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần làmcho người tiếp xúc khó chịu. Trong khi đó, người thân lại quan niệm các cụgià nặng tai là chuyện bình thường nên không đưa đi chữa bệnh. Không ngheđược, ngại tiếp xúc, người cao tuổi bị ảnh hưởng tâm sinh lý, tự cô lập mìnhvà từ đó bệnh mất trí cũng đến mau hơn, quá trình lão hóa sẽ tăng nhanh hơn.

Cần tránh xa tiếng ồn

Theo bác sĩ Thủy, lão thínhxuất hiện sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Di truyền là một trongnhững nguyên nhân quan trọng. Chính vì vậy có những người mới trung niên đãcó triệu chứng lãng tai, nhưng có những ông cụ bà lão 80 - 90 tuổi vẫn ngherất tốt.

Ngoài ra, tiếng ồn cũng là một trong những nguyên nhân gây giảm thính lựckhông kém phần quan trọng. Ảnh hưởng tích tụ lặp đi lặp lại do tiếng ồn giaothông, tiếng ồn trong xây dựng, tiếng ồn phát ra từ các máy móc, trang thiếtbị, thậm chí tiếng nhạc lớn cũng có thể gây giảm sức nghe do tổn thương thầnkinh thính giác. Các nguyên nhân làm thay đổi sự cung cấp máu của tai nhưbệnh tim mạch; huyết áp cao, thấp; bệnh tiểu đường… cũng có thể là nguyênnhân gây nghe kém ở người cao tuổi.

Để phòng bệnh lão thính, ngay từ khi còn trẻ, cần tránh tiếp xúc thườngxuyên với tiếng ồn, đặc biệt là tiếng ồn lớn. Khi bị giảm sức nghe, nên đếncác bác sĩ chuyên khoa hoặc các cơ sở thính học để được hướng dẫn trợ thính.

Nhiều người nghe không tốt nhưng lại không muốn mang máy nghe vì sợ ngườikhác biết mình điếc. Bác sĩ Bích Thủy chia sẻ, điều này ảnh hưởng rất nhiềuđến quá trình làm nhanh mức độ điếc vì khi đã nghe kém nếu không mang máynghe hoặc mang máy nghe không phù hợp sẽ làm mức độ điếc tăng nhanh hơn.Theo nghiên cứu nếu không mang máy nghe người già nghe kém sẽ nghe kém hơnmỗi năm 10 dB.

Theo Ngô Đồng
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.