Những người tuyệt đối không nên ăn lẩu và cách ăn lẩu ‘chuẩn’

Lẩu là món ăn được nhiều gia đình dùng vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa món khoái khẩu này nếu rơi vào một trong các nhóm dưới đây.

Lẩu là món ăn được nhiều gia đình dùng vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn hãy tránh xa món khoái khẩu này nếu rơi vào một trong các nhóm dưới đây.

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, hệ thống tiêu hóa của phụ nữ bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, cơ trơn của dạ dày và đường ruột bị giảm sút trương lực, nhu động ruột bị giảm ít hoặc yếu đi.

Việc ăn lẩu dễ làm tổn thương dạ dày và đường ruột, nhất là nếu ăn phải món nhúng chưa kỹ có thể dẫn đến các bệnh về ký sinh trùng như sán lá… Do đó, thai phụ không nên ăn lẩu nhiều để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai không nên ăn lẩu.

2. Người bị gút, tiểu đường, cao huyết áp

Lẩu hải sản là món lẩu thường được nhiều người lựa chọn. Có điều món ăn giàu dinh dưỡng này lại là nguồn dồi dào chất purine. Vì lẽ đó nên bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn món lẩu hải sản này.

3. Người bị dạ dày, tiêu hóa kém

Lẩu quá cay có thể dẫn đến tổn thương hệ tiêu hóa, dạ dày, đối với những người đã bị dạ dày, chứng viêm sẽ bị kích thích, gây đau đớn… Vì lẩu luôn được ăn sau khi thực phẩm được nhúng nóng, cộng với gia vị cay đặc trưng của sa tế, ớt sẽ gây tổn hại đến lớp bảo vệ bề mặt niêm mạc dạ dày, làm mất lớp protein trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng viêm, loét… gây đau bụng lâm sàng, viêm tụy cấp tính thậm chí chảy máu dạ dày, thủng dạ dày…

Đã từng có trường hợp bị thủng dạ dày ở người chưa có tiền sử đau dạ dày do ăn lẩu nóng và quá cay. Lẩu tứ Xuyên đặc biệt nên tránh với người mắc bệnh dạ dày.

4. Những người bị viêm họng mãn tính

Những người viêm họng mãn tính, người mắc bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng, cũng nên không nên ăn lẩu cay.

5. Người bị bệnh gan

Những người bị nóng trong, lạnh sớm, dùng thuốc nhuận tràng, bệnh nhân bị bệnh gan không được dùng lẩu cừu vì món đồ ăn này không tốt cho sức khỏe.

Lẩu không tốt cho người bị bệnh gan.

6. Người dị ứng với nấm

Những người bị dị ứng với các loại nấm, bệnh gút, viêm dạ dày mãn tính không nên ăn lẩu nấm.

Hướng dẫn ăn lẩu đúng cách

Để đảm bảo sức khỏe khi ăn lẩu, trước hoặc sau khi ăn lẩu bạn có thể ăn hoa quả hoặc uống một ly nước hoa quả để giải nhiệt cơ thể.

Món lẩu nên có thêm đậu phụ, vì đậu phụ có tác dụng thanh nhiệt, tán hoả, trị khát. Thực phẩm phải được nấu trong nồi nước thật sôi. Ăn lẩu thường hay ăn các loại thịt sống, cá sống rồi các loại rau cũng vậy. Trong quá trình ăn uống dễ bị vi sinh vật gây bệnh và nhiễm trứng ký sinh trùng.

Do đó, để ăn các món lẩu cần phải được nấu sôi trong khi ăn để đạt được hiệu quả khử trùng. Như vậy sẽ ngăn cản hoặc giảm viêm đường tiêu hóa và ký sinh trùng đường ruột xảy ra.

Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần.

Đồng thời khi ăn lẩu không nên ngồi quá lâu, khi ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hoá bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá. Ngoài ra, ăn nhiều uống nhiều còn có thể gây ra viêm tuyến tuỵ, bệnh về đường ruột, dạ dày.

Khi dùng lẩu cũng không ăn khi thức ăn quá nóng để không bị tổn thương miệng và niêm mạc thực quản, dẫn đến loét miệng và thực quản, hoặc gây hại cho răng, nướu và gây ra đau răng dị ứng.

Nước dùng lẩu tốt nhất là vừa được chế biến xong. Nước lẩu không nên được sử dụng nhiều lần, càng không nên tái sử dụng nước lẩu để qua đêm. Không nên cho cùng lúc nhiều nguyên liệu vào nổi lẩu khi ăn và không để thực phẩm quá chín.

Theo NĐT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.