Những "tác dụng phụ" của lòng lợn bạn phải biết trước khi quá muộn

Không còn xa lạ trong mâm cơm của người Việt nhưng ngày nay, cháo lòng chứa rất nhiều nguy hại với sức khỏe mà bạn nên biết.

Không còn xa lạ trong mâm cơm của người Việt nhưng ngày nay, cháo lòng chứa rất nhiều nguy hại với sức khỏe mà bạn nên biết.

Nội tạng là các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày… có hàm lượng calo tương tự như thịt nạc (từ 100-150 calo mỗi 100 gram).

Chúng có cùng hàm lượng protein (khoảng 16-22% trọng lượng, trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo tương tự (trung bình từ 5-7%) chủ yếu là chất béo bão hòa & lượng cholesterol rất cao, muối vô cơ hay vitamin đều rất phong phú.

Các Vitamin tan trong chất béo chỉ có ở trong gan, thận. Một điểm chung ở gan, thận, tim, não có nhiều cholesterol và photphatit.

Gan có nhiều vitamin A và D, quan trọng nhất là hàm lượng sắt rất cao, có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương.

Tim có hàm lượng natri thấp và rất nhiều chất sắt. Nó cũng chứa selen, kẽm, phốt pho, niacin và riboflavin. Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C.

Huyết động vật cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng, có Protein, Sắt và các loại Vitamin.

Dạ dày bò chứa Vitamin B12 và một lượng đáng kể Protein. Lòng bò cũng thường được sử dụng trong việc đưa ra các loại thịt chế biến như xúc xích…

Tuy nhiên, nhìn chung nội tạng động vật gồm thận, dạ dày, ruột, tim, lưỡi, và gan có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt và nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch.

Đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa: tiểu đường, huyết áp cao, gút..

Nguy cơ bị nhiễm khuẩn

Theo nhiều nghiên cứu trước đó, lòng lợn và các bộ phận bên trong của động vật như gan, thận, tim, dạ dày... có hàm lượng calo.

Ai cũng biết, lòng lợn tuy là món ăn rất đưa miệng và giàu giá trị dinh dưỡng nhưng lại rất dễ bị nhiễm bẩn.

Do đó, khi ăn chúng, nếu không được làm sạch sẽ và ăn chín, thực phẩm này rất dễ dàng trở thành một ổ vi khuẩn gây nên các bệnh như viêm gan, thương hàn, kiết lị, bệnh tả…

Lý do vì, trong lòng lợn còn có nhiều ký sinh trùng gây hại sức khỏe như giun, sán... Nếu ăn lòng lợn chưa được nấu chín kỹ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây hại cho bạn.

Tăng nguy cơ bệnh nan y

Lòng lợn là món ăn giàu đạm rất bổ dưỡng nhưng đồng thời chúng cũng chứa nhiều cholesterol xấu, acid uric...

Nếu ăn lòng lợn nhiều sẽ làm tăng nguy cơ các căn bệnh nan y như bệnh gút, tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao... Chúng thực sự sẽ khiến người mắc bệnh gout, tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao tiến triển xấu thêm.

Nguy hiểm khi ăn phải hóa chất

Trên thị trường hiện nay tồn tại rất nhiều nội tạng không rõ nguồn gốc bao hàm cả lòng lợn.

Khi ăn phải loại lòng lợn không có nguồn gốc rõ ràng, bạn phải đối mặt với nguy cơ ăn phải lòng lợn đã phân hủy dùng hóa chất tẩy rửa, hóa chất bảo quản.

Điều này cực kỳ có hại cho sức khỏe, tăng nguy cơ bị bệnh ung thư ghé thăm.

Nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng ... chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Được biết, hiện nay có nhiều bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp.

Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe và thậm chí nặng hơn có thể tử vong.

4 KHÔNG khi ăn cháo lòng buổi sáng

Không ăn cháo lòng khi người bị cảm, mệt mỏi

Cháo lòng rất nhiều cholesterone khó tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng có chứa nhiều bệnh tồn tại trong nội tạng của con vật. Do đó, những bệnh này có thể lây nhiễm sang người ăn.

Bởi thế, khi bị cảm hoặc mệt mỏi, bạn không nên ăn cháo lòng vì khó tiêu và không đảm bảo vệ sinh. Lúc bị cảm, bạn nên ăn cháo nóng có hành hoa, tía tô, kinh giới và trứng thì sẽ giúp giải cảm và có cơ thể khỏe mạnh.

Không ăn lòng khi có đường tiêu hóa kém

Một số ruột động vật có lượng rất lớn vi khuẩn E. Coli và các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn.

Nhất là với những người có đường tiêu hóa kém mà ăn phải cháo lòng, nội tạng nấu không chín kỹ hay ô nhiễm chéo sang các thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì có thể phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn khác như lao, than, lợn đóng dấu…, các bệnh ký sinh trùng như sán dây, sán chó và giun xoắn cho người.

Người mắc các bệnh này thông thường để lại hậu quả nặng nề về sức khỏe. Nặng hơn có thể tử vong.

Không ăn lòng khi đã béo phì hoặc mắc các bệnh tim mạch

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt hàm lượng cholesterol rất cao, nhất là trong óc, gan và cật lợn.

Đối với những người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa như tăng cholestetol máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, gout, thừa cân, béo phì… cần kiêng tuyệt đối phải kiêng ăn cháo lòng từ nội tạng gia súc.

Bà bầu không nên ăn lòng

Như chúng ta đã biết, các nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn,vi rút, ký sinh trùng (giun, sán) lây bệnh sang người. Chẳng hạn như lòng lợn rất bẩn.

Ngoài ra, nếu gan động vật chăn nuôi không vệ sinh (do ăn thức ăn chăn nuôi nhiễm nấm mốc) nguy cơ ô nhiễm độc tố vi nấm Aflatoxin cao – chất có khả năng gây ung thư gan ở người.

Đặc biệt, nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis hay kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu (tiết), lòng ruột nội tạng và thịt lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn.

Khi ăn các sản phẩm từ lợn này như tiết canh, lòng, nem chua, cháo lòng… chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn đó sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh. Điều này cực nguy hại cho sức khỏe bà bầu.

Lưu ý:

- Người bình thường muốn phòng tránh những căn bệnh trên thì không nên ăn nhiều lòng lợn. Thông thường, chỉ nên ăn 2 - 3 lần mỗi tuần, mỗi lần ăn chỉ từ 50 - 70g.

- Tuyệt đối không nên ăn lòng lợn khi chưa chế biến kỹ.

Theo Ngày nay Online



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.