Những tai nạn ngày Tết mẹ cần biết để phòng tránh cho trẻ

Những ngày Tết bận rộn thường làm xáo động cuộc sống của trẻ. Mẹ phải luôn sát sao để mắt đến con để đề phòng các vụ tai nạn ngày Tết đáng tiếc xảy ra.

Những ngày Tết bận rộn thường làm xáo động cuộc sống của trẻ. Mẹ phải luôn sát sao để mắt đến con để đề phòng các vụ tai nạn ngày Tết đáng tiếc xảy ra.

Tết là dịp để cả gia đình cùng nghỉ ngơi, nhưng vì có quá nhiều lịch trình đi lại và công việc nên bố mẹ thường ít có thời gian để ý đến con. Hàng năm, các ca trẻ gặp tai nạn trong Tết đều tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết các tai nạn này đều có thể phòng tránh được. Dưới đây là một vài cảnh báo và kiến thức cơ bản giúp bố mẹ có thể nhanh chóng xử lý khi trẻ lỡ bị tai nạn ngày Tết.

1. Hóc dị vật đường thở

Các loại hạt như hạt lạc, hạt dưa, hạt bí… và các loại đồ chơi nhỏ là những dị vật đường thở thường gặp ở trẻ trong dịp Tết. Trẻ bị hóc dị vật thường ho sặc sụa, tím tái hoặc khó thở. Cũng có nhiều trường hợp trẻ nuốt phải dị vật từ hôm trước nhưng hôm sau mới đột nhiên khóc thét. Vì vậy mẹ cần chú ý quan sát mọi biểu hiện của con.

Nếu trẻ lỡ bị hóc dị vật bố mẹ cần bình tĩnh, tránh bị cuống. Với những trẻ lớn hơn 2 tuổi, bố mẹ có thể sử dụng thủ thuật Heimlich: đứng sau lưng trẻ, hai tay ôm thắt lưng trẻ, một tay làm thành quả đấm đặt ở vùng thượng vị, một bàn tay chồng lên, ấn mạnh và nhanh: trước - sau, dưới - lên, lặp lại 6-10 lần. Hoặc đặt lòng bàn tay thứ nhất lên vùng thượng vị, bàn tay thứ hai chồng lên bàn tay thứ nhất, ấn mạnh và nhanh cả bụng dưới và trên, lặp lại 6-10 lần.

Nếu trẻ chưa đến 2 tuổi thì dùng biện pháp vỗ lưng, ấn ngực. Vỗ lưng bằng cách để trẻ nằm sấp, đầu thấp/cánh tay thả lỏng. Vỗ mạnh lưng giữa hai xương bả vai. Ấn ngực bằng cách lật ngửa trẻ, ấn xương ức dưới nối hai vú.Tuyệt đối không móc họng hay dốc ngược trẻ.

Cách sơ cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở.

Để xa tầm tay trẻ các dị vật nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng Tuyệt đối không cho trẻ tự ăn các loại hạt trong dịp Tết. Khi cho trẻ ăn trái cây có hạt, hãy lấy hết hạt ra trước khi cho trẻ ăn.

2. Chấn thương do té ngã

Vào dịp Tết, trẻ thường bắt trước các anh chị lớn chạy nhảy vui chơi rất dễ xảy ra tai nạn. Nhiều trẻ tò mò thích tìm hiểu thế giới mới lạ xung quanh cũng có thể bị té ngã. Trẻ bị té ngã có thể bị chấn thương phần mềm, chảy máu và xây xát da tại chỗ, gãy chân, gãy tay hay thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Mẹ có thể dùng khăn nhúng nước lạnh vắt ráo nước rồi đắp lên vết bầm, hoặc bọc nước đá vào khăn và áp lên chỗ chấn thương. Nếu nghi trẻ bị bong gân hay gãy xương cần cố định chỗ chấn thương trước bằng gạc sạch, mềm rồi sớm đưa trẻ đến khám bác sĩ. Nếu trẻ than đau nhiều ở vùng bị chấn thương, sưng và sau đó bị bầm tím, cử động khó khăn hoặc chân hay tay trẻ bị cong một cách kỳ lạ thì nên đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Trẻ hiếu động có thể bị té ngã dẫn đến chấn thương trong ngày Tết

Mẹ hãy luôn để mắt đến trẻ trong mọi trường hợp vui chơi trong ngày Tết. Cầu thang, ban công trong nhà phải có hàng rào che chắn cẩn thận để trẻ không gặp nguy hiểm.

3. Điện giật

Các thiết bị điện gia đình thường hoạt động với tần suất cao trong ngày Tết nhưng phụ huynh không chủ động để các vật tích điện tránh xa tầm tay của trẻ. Nếu trẻ bị điện giật nhưng vẫn tỉnh táo thì có thể để trẻ nằm nghỉ và theo dõi tại nhà, nếu thấy có dấu hiệu xấu đi thì đưa đến cơ sở y tế. Nếu trẻ bất tỉnh và ngưng thở, hãy cấp cứu tại chỗ rồi đưa ngay đến bệnh viện, không được trực tiếp kéo trẻ khi chưa ngắt nguồn điện.

Bố mẹ cần đảm bảo không để trẻ sờ nghịch các thiết bị điện ngày Tết và cần có phương pháp sử dụng điện an toàn.

4. Bỏng

Nước sôi, thức ăn nóng hay dầu ăn (77%) là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn bỏng ở trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị bỏng do hóa chất hay bóng bay được bơm hydro và actile.

Khi trẻ bị bỏng, bố mẹ cần đưa trẻ ra nguồn nhiệt, làm nguội vết phỏng bằng cách cởi quần áo cháy hoặc dính hóa chất, dội nước sạch vào vết bỏng, cho trẻ uống nhiều nước khi bỏng nặng. Nếu phát hiện vùng da bị nhiễm khuẩn như sưng, đỏ, mủ thì phải cho trẻ dùng kháng sinh.

Nếu trẻ bỏng nặng, cần phải đưa đến bệnh viện, phụ huynh có thể chăm sóc vết thương trước khi di chuyển bằng cách rửa vết thương với NaCl 0,9%, bôi Polividone 10%, băng vết bỏng với Silverdine, không làm vỡ bóng nước, nằm trên ga trải vô trùng. Tuyệt đối không bôi kem đánh răng, nước mắm, giấm lên vùng bị bỏng.

Các bước sơ cứu cho trẻ bị bỏng nhiệt.

5. Trướng bụng, ngộ độc thực phẩm

Ngày Tết, trẻ thường ăn uống quá nhiều thức ăn, đặc biệt là các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và đường dễ dẫn tới bội thực. Khi đã ăn quá nhiều kẹo, trẻ thường có biểu hiện chán cơm, dẫn đến thiếu hụt các chất trong cơ thể. Ngoài ra, nguồn thực phẩm không sạch và nước có gas ngày Tết có thể khiến trẻ dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm thường có biểu hiện chóng mặt, nôn mửa, sốt, tiêu chảy… Khi đó, mẹ cần hết sức chú ý những lúc trẻ đang ngủ. Nhiều trường hợp em bé đang ngủ thiếp đi vì quá mệt bị nôn vọt trong tư thế nằm rất nguy hiểm, có thể bị sặc lên mũi hoặc xuống phổi. Khi nôn bị sặc lên mũi, người lớn phải nhanh chóng dùng miệng hút mũi trẻ nếu không trẻ sẽ bị sặc, khó thở và có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị nôn và đi ngoài, trẻ mất nước, rối loạn điện giải. Nếu không được bù nước, điện giải bằng oresol trẻ sẽ dần mệt lả, mất nước trầm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ cần bổ sung oresol cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Mẹ cần kiểm soát chặt chẽ việc ăn uống của trẻ trong ngày Tết. Nấu nướng, bảo quản thức ăn hợp vệ sinh; không cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo ngọt.
Các nguyên tắc tránh cho trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

7. Ngộ độc hóa chất gia dụng

Trẻ có tính tò mò thường nhầm các loại hóa chất độc hại thành đồ uống nên uống vào. Thông thường, trẻ dưới 6 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc hóa chất cao nhất.

Trước tiên cần tìm cách loại bỏ bớt độc tố ra khỏi cơ thể bằng cách giúp trẻ tự nôn ói. Cho trẻ uống nước lọc hoặc sữa ấm, cởi bỏ quần áo để ngăn chất độc thấm vào cơ thể. Nếu trẻ bị ngưng tim ngưng thở, cần hô hấp nhân tạo và xoa tim ngoài lồng ngực để giúp bệnh nhân hồi tỉnh. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa kịp thời. Tuyệt đối không móc họng trẻ để gây nôn. Đây là một sai lầm nghiêm trọng vì sẽ dẫn đến trầy rách niêm mạc miệng, hầu, họng của trẻ.

Tất cả các hóa chất diệt côn trùng phải được cất kỹ trong tủ khóa lại. Tủ thuốc điều trị trong gia đình nên được đặt xa tầm tay của trẻ và luôn có khóa an toàn. Không dùng chai nước suối, nước ngọt để đựng dầu hỏa hay hóa chất.

8. Tai nạn do pháo

Theo trang tin Toutitao của Trung Quốc, ngày 25 tháng 1 vừa qua đã xảy ra một vụ tai nạn pháo thương tâm xuất phát từ trò chơi nghịch ngợm của trẻ con khiến một em bé 8 tuổi bị thương nặng.

Những tai nạn pháo xảy ra thường rất thương tâm

Không chỉ ở Trung Quốc, tai nạn pháo cũng có nguy cơ rình rập trẻ em ở Việt Nam. Mặc dù không thường xuất hiện ở những thành phố lớn vào dịp Tết nhưng ở nhiều vùng quê, pháo vẫn hay được sử dụng. Nhiều gia đình cho trẻ về quê chơi vào ngày Tết nhưng không sát sao, dẫn đến nhiều trường hợp trẻ bị thương do tiếp xúc với vật liệu cháy nổ.

Chính vì thế, dù cho trẻ đi đâu chơi Tết thì các mẹ luôn phải để mắt và dặn dò về những hậu quả khôn lường của trò chơi từ vật liệu cháy nổ.

Tết là dịp để cả gia đình cùng nghỉ ngơi, nhưng vì có quá nhiều lịch trình đi lại và công việc nên bố mẹ thường ít có thời gian để ý đến con. Hàng năm, các ca trẻ gặp tai nạn trong Tết đều tăng cao. Tuy nhiên, hầu hết các tai nạn này đều có thể phòng tránh được. Dưới đây là một vài cảnh báo và kiến thức cơ bản giúp bố mẹ có thể nhanh chóng xử lý khi trẻ lỡ bị tai nạn ngày Tết.

Theo Trí Thức Trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.