Nước tiểu có sắc lạ, sau 2 năm phát hiện khối u: BS khuyến cáo dấu hiệu không nên bỏ sót

Đi tiểu có màu sắc bất thường sau 2 năm bệnh nhân đã tìm ra "thủ phạm" là do căn bệnh u bàng quang gây ra.

Đi tiểu có màu sắc bất thường sau 2 năm bệnh nhân đã tìm ra "thủ phạm" là do căn bệnh u bàng quang gây ra.

Bí tiểu cả ngày

Mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiến hành phẫu thuật nội soi cấp cứu cho bệnh nhân shock mất máu do u bàng quang.

Bệnh nhân, N.T.N (61 tuổi, trú tại An Dương, Hải Phòng) đến viện trong tình trạng đường huyết tăng cao, bí tiểu nhiều ngày, tiểu ra máu cục, thể trạng yếu.

Nước tiểu có sắc lạ, sau 2 năm phát hiện khối u: BS khuyến cáo dấu hiệu không nên bỏ sót-1
Bệnh nhân u bàng quang kèm tiểu đường, ảnh BVCC.

Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường đã hơn 20 năm, kèm suy tuyến thượng thận do dùng thuốc không rõ nguồn gốc. Cách đây khoảng 2 năm, bệnh nhân có đi khám do bị tiểu máu và được chỉ định sử dụng thuốc điều trị. Nhưng từ đó tới nay, bệnh không hề có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Khoảng gần tháng trước, tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, bệnh nhân thường xuyên tiểu ra máu nhiều, thậm chí tiểu có lẫn máu cục kèm đường huyết tăng cao khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Quá lo lắng, bệnh nhân đã được người nhà đưa đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương để thăm khám và điều trị.

ThS.BS Ngô Văn Bằng, khoa Ngoại chung, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán bị u bàng quang trên nền bệnh đái tháo đường đã 25 năm, suy yếu thượng thận và cao huyết áp.

Do bệnh nhân có nhiều bệnh lý phức tạp, nên việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nếu không mổ cấp cứu kịp thời, bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng bí tiểu, bàng quang dồn nhiều máu cục, mất máu và ảnh hưởng tới tính mạng.

Đối với những bệnh nhân bị đái tháo đường trên nền các bệnh lý khác vốn rất phức tạp. Bệnh nhân bị kèm thêm một số bệnh như u bàng quang, tiểu máu, máu cục nhiều lần trong thời gian dài, bàng quang bị viêm nhiễm nặng nề nên trong quá trình thực hiện mổ nội soi gặp rất nhiều khó khăn.

"Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân ổn định, qua khỏi cơn nguy kịch. Hiện người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, không sốt, bụng mềm, hai thận không to. Tuy nhiên, do đường huyết cao nên bệnh nhân tiếp tục được theo dõi để phục hồi thể trạng cho hướng điều trị tiếp theo", bác sĩ Bằng nói.

Bác sĩ Bằng khuyến cáo, bệnh nhân bị đái tháo đường kèm các bệnh lý tiết niệu như: sỏi thận, sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang, u bàng quang… đều được xử lý bằng phương pháp nội soi.

Với người bệnh bị đái tháo đường, việc mổ xẻ là điều cần hết sức hạn chế do các vết thương, vết xước dù rất nhỏ ở nhưng thường lâu liền hơn đối với những người có thể trạng bình thường.

Nếu thực hiện phẫu thuật mổ mở thông thường với những bệnh nhân đái tháo đường, vết mổ sẽ lâu liền gây nguy cơ nhiễm trùng cao, đặc biệt đối với những trường hợp không được chăm sóc tốt còn có nguy cơ hoại tử, thậm chí tử vong cao.

Triệu chứng u bàng quang thường bệnh không đặc hiệu nên dễ bị bỏ sót. Triệu chứng gợi ý bệnh là rối loạn đi tiểu, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu gắt, nhiễm trùng tiểu... Bướu bàng quang dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý không ác tính khác ở bàng quang và đường tiết niệu nói chung như viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu...

Theo Trí Thức Trẻ


sỏi thận

viêm đường tiết niệu


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.