Ô nhiễm ngay trong nhà

Bài học bảo vệ môi trường bắt đầu từ góc nhỏ trong nhà bạn. Để đảm bảo sức khỏe cho người thân, bạn cần phát hiện và xử lý kịp thời những "mầm" ô nhiễm đang "trú ẩn" trong ngôi nhà của mình.

1. Khói thuốc

Ngay cả khói bốc ra từ cái gạt tàn cũng gây hậu quả khó lường cho những người xung quanh. Gạt tàn quá đầy sẽ khiến bụi tàn thuốc phát tán ra xung quanh, bay vào mắt, mũi. Ngoài ra, khói bếp khi đốt than, củi... hoặc hơi bốc lên khi sử dụng gas cũng gây đục thủy tinh thể, các bệnh về hô hấp, ung thư phổi.

Khắc phục: Đổ tàn thuốc trong gạt tàn thường xuyên, cần dụi tắt trước khi bỏ thuốc vào gạt tàn có nắp đậy hoặc đổ một ít nước vào để tránh tàn thuốc bay. Cần trang bị ống khói, lỗ thông gió, máy hút mùi cho nhà bếp để giảm lưu lượng khói và hơi trong nhà.

2. Góc nhà

(Ảnh minh họa)

Với đống sách báo, đồ đạc cũ, thoạt nhìn tưởng chừng vô hại nhưng đó lại là nơi sinh ra mốc và những hạt bụi cực nhỏ. Mốc có thể gây ra các bệnh như: dị ứng, hen suyễn, chảy máu phổi, khó thở, ho và dẫn đến đau phổi/ngực từ việc ho quá mức, ho ra máu, tóc có gàu, viêm da và da nổi mụn, tiêu chảy, các vấn đề về mắt...

Khắc phục: Sách báo, đồ dùng quá cũ không dùng đến có thể cho vào thùng cát-tông và cất vào nhà kho hoặc bán phế liệu. Với sách còn sử dụng, bạn nên đặt gọn vào giá sách, lau và giũ bụi bám vào sách ít nhất hai tuần một lần. Ngoài ra, bạn nên mua máy hút bụi không có túi lọc bên trong, nhằm tránh bụi phát tán ra ngoài khi máy hoạt động.

3. Sọt rác quá đầy và để lâu ngày không chỉ làm ô nhiễm không khí trong nhà vì mùi hôi mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Không chỉ thế, nó còn khiến ruồi nhặng tụ tập, mang mầm bệnh vào nhà

Khắc phục: Đổ rác mỗi ngày, để sọt rác cách xa khu vực ăn uống và sinh hoạt gia đình. Khi ở nhà, bạn nên mở cửa sổ để không khí được thông thoáng.

Nên dùng loại thùng rác có nắp đậy và rửa sạch thùng, phơi khô rồi dùng lại. Bạn không nên để các loại rác chung với nhau vè sẽ gây mùi khó chịu, ảnh hưởng môi trường.

4. Lỗ thoát nước

Tóc, thức ăn thừa, trứng giun, sán bám trên các loại rau trồng dưới nước, vi khuẩn trong thức ăn ôi thiu... theo rác đọng lại ở những lỗ thoát nước, kẽ gạch, góc tường có thể gián tiếp đi vào cơ thể qua da, đường hô hấp...

Khắc phục: Mua lưới chắn cho phần nắp cống. Dùng nước javel loãng hoặc các dung dịch tẩy rửa khử trùng để chà sàn bếp, phòng tắm... Cần dùng các bàn chải đánh răng hoặc bàn chải góc cạnh để làm sạch các góc, kẽ sàn bếp, phòng tắm.

5. Nuôi cá cảnh

Thức ăn, rong rêu đọng lâu ngày trong hồ có thể làm không khí trong phòng bị ô nhiễm. Nước tiểu của cá có thành phần đạm, amoniac... ngửi những chất này lâu ngày sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Trong khi đó thiết bị lọc của bể thủy sinh chỉ có thể lọc được phân cá, cặn bã của thức ăn...

Khắc phục: Thường xuyên thay nước cho cá, đảm bảo mật độ thả cá phù hợp. Phải căn cứ vào chủng loại, kích thước của cá để thả lượng thức ăn cho thích hợp, tránh để thức ăn thừa đọng nhiều.

6. Bồn cầu ố đen

Các vi khuẩn gây bệnh ở trong phân bám lại dưới đáy và trên thành cầu, nếu không cọ rửa sạch sẽ, nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nhất là hiện nay, do diện tích nhỏ nên phòng vệ sinh thường nằm sát khu vực bếp. Đây là điều kiện để vi khuẩn gây bệnh.

Khắc phục: Rửa tay bằng xà phòng sau khi tiểu tiện và trước khi ăn. Thường xuyên cọ rửa bồn cầu, nhà vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa. Sau khi tưới dung dịch tẩy rửa, bạn nên để yên trong vòng 15 phút. Sau đó, dùng bàn chải để chà sạch. Đừng quên chà phần nắp nhựa và thành toilet.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.