Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần

Số ca mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tăng gấp 5 lần chỉ trong 3 tuần khiến phòng bệnh quá tải, BS phải căng sức điều trị còn cha mẹ thì khóc ròng vì lo cho sức khỏe của con.

Số ca mắc bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) tăng gấp 5 lần chỉ trong 3 tuần khiến phòng bệnh quá tải, BS phải căng sức điều trị còn cha mẹ thì khóc ròng vì lo cho sức khỏe của con.

Ngày 27/9, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 cho biết, chỉ trong khoảng 3 tuần nay, lượng bệnh nhi bị chân tay miệng  bất ngờ tăng đột biến.

Cao nhất là vào ngày 24/9 khi khoa Nhiễm phải điều trị cho 222 bệnh nhi. Còn trong ngày 26/9, tại khoa đang có 179 ca, trong đó có 25–30 ca nặng phải theo dõi rất sát.

 

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-1
Khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1.

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-2
Trẻ nhập viện tăng vọt trong vài tuần gần đây.

"Lượng bệnh nhân nhập viện, nhất là các ca nặng vẫn đang tiếp tục tăng. Đã có 10 trẻ phải thở máy và 4-5 trẻ phải lọc máu" – BS Khanh thông tin.

Bế con ngoài hành lang bệnh viện, chị Nguyễn Thị Thanh Lý (ngụ tại quận Bình Tân) cho biết, con trai chị 19 tháng không bị sốt, cũng không nổi mụn nước trên tay chân, 2 ngày trước chỉ thấy bé hay ói sau khi ăn.

 

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-3
Hiện số ca mắc tay chân miệng đã tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái tại BV Nhi đồng 1.

"Đưa bé đi khám tại BV tư gần nhà thì bác sĩ nói bé bị viêm amidan và cho thuốc uống. Tuy nhiên, nửa đêm bé thức dậy và ói rất nhiều nên gia đình đưa bé vào BV Nhi đồng 1 khám thì được chẩn đoán tay chân miệng dạng nặng và yêu cầu nhập viện điều trị nội trú ngay" – chị Lý nói.

 

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-4
Nhân viên y tế mệt nhoài xem bệnh án.

Còn chị Hằng, mẹ bé Tú Anh (26 tháng, ngụ tại huyện Hóc Môn) cho biết con chị đã điều trị tại BV 11 ngày. Bé gái bị mắc tay chân miệng độ 4 dẫn đến hôn mê, phải thở máy và lọc máu. Trước đó, bé cũng đã bị bệnh này 1 lần.

"Lần này cháu có dấu hiệu mắc bệnh như đau bụng, đau miệng, sốt. Chỉ sau 1 đêm bé đã co giật, hôn mê, phải thở máy và lọc máu trong 2 ngày. Hiện tại con em đã tỉnh táo, hết sốt nhưng bị biến chứng phù phổi nên vẫn phải điều trị" – người mẹ tâm sự.

Theo BS Khanh, những năm trước điều tra dịch tễ cho thấy số trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 rất thấp, nhưng gần đây, hơn 50% trẻ mắc virus Ev71. Đặc tính của loại virus này là lây lan rất nhanh và diễn tiến nặng, sốt cao, vì thế số bệnh nhân nhập viện ngày càng tăng.

Trẻ mắc tay chân miệng do vi rút Ev71 có thể bị các biến chứng như thần kinh, tim mạch, phù phổi, sốc, suy tim và tử vong nhanh. Tại Đã có 1 ca tử vong do bệnh tay chân miệng.

Còn tại BV Nhi đồng 2 hiện có 90 ca bệnh nhi bệnh tay chân miệng, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ. Khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng bệnh tăng gấp đôi so với tháng 7, nhiều trường trường hợp phải nằm ghép giường vì quá tải.

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-5


Phụ huynh hoang mang với sức khỏe của con.

"Năm nay bệnh tay chân miệng tăng theo mùa. Đây là mùa đỉnh điểm vì trẻ bắt đầu  đi học nên số ca sẽ tăng cao" – Đại diện phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Nhi đồng 2 cho biết.

Còn tại BV Nhi đồng Thành phố (huyện Bình Chánh) có 48 trẻ điều trị tay chân miệng nội trú và khoảng 100 bệnh nhân điều trị ngoại trú.

 

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-6
Các bác sĩ cảnh báo cha mẹ phải vệ sinh môi trường sạch sẽ, thường xuyên rửa tay cho con.

"Có những ngày đến 70 trẻ nằm viện, công suất giường bệnh phục vụ là 150%. Năm nay nhìn chung tăng nhanh và đột biến, có nhiều ca bệnh nặng, hầu như ngày nào cũng có những ca dùng thuốc đặc hiệu. Bệnh nhi tại bệnh viện gặp nhiều ở 1-3 tuổi, đa phần là đi học, lây lan nhau tại nhà trẻ.

Phụ huynh cần cẩn trọng trước các dấu hiệu như các nốt ở tay chân và vùng miệng, trẻ ăn uống kém, đau miệng, sốt, nuốt nước miếng khó, đặc biệt là chới với, ngủ không yên. Cần đi khám ở bệnh viện, không nên chủ quan, vệ sinh môi trường, rửa tay thường xuyên. Trẻ bệnh phải uống thuốc theo chỉ định, cách ly nghỉ ngơi, theo dõi các biến chứng của tay chân miệng để xử trí kịp thời" – BS Nguyễn Trần Nam – Trưởng khoa Nhiễm, BV Nhi đồng Thành phố cảnh báo.

Các chuyên gia cho biết, bệnh tay chân miệng đã được cảnh báo rất nhiều tới cộng đồng và nhận thức của người dân về căn bệnh này cũng đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, năm nay do số ca mắc nhiều, nhiều ca nặng nên các bậc phụ huynh phải đặc biệt lưu ý, nhất là với trẻ dưới 3 tuổi. Nếu trẻ có các triệu chứng như sốt cao khó hạ kéo dài hơn 2 ngày, nôn ói nhiều thì phải đưa trẻ đi khám.

Phụ huynh rối bời vì trẻ bị tay chân miệng ở TP.HCM tăng gấp 5 lần-7


BS Trương Hữu Khanh cảnh báo cha mẹ nếu thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Một dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng mà các bậc cha mẹ ít để ý, đó là trẻ giật mình trong lúc thiu thiu ngủ. Các BS khuyến cáo, nếu thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Đặc biệt, do virus gây bệnh tay chân miệng thể sống ở tay nắm cửa, lưu giữ trên đồ chơi, bàn học rất lâu. Do đó nếu xảy ra bệnh tại trường học thì trẻ bệnh phải được nghỉ học, cách ly đến trường tối thiểu 10 ngày. Trong trường phải phòng ngừa ngay bằng cách vệ sinh khử khuẩn bằng Cloramin B và phải làm thường xuyên.

Theo Trí thức trẻ


trẻ bị tay chân miệng

tay chân miệng

Chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.