Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân

Tình trạng gân xanh nổi trên cơ thể không phải là dấu hiệu xa lạ gì. Tuy nhiên, mọi người không nên lơ là vì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đấy!

Tình trạng gân xanh nổi trên cơ thể không phải là dấu hiệu xa lạ gì. Tuy nhiên, mọi người không nên lơ là vì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn đấy!

Hiện tượng nổi gân xanh là khá dễ hiểu đối với những người có thân hình gầy gò. Bên cạnh đó, với những người hay làm việc tay chân cộng thêm với làn da trắng thì việc họ nổi gân xanh thường xuyên cũng không có gì lạ. Theo các chuyên gia sức khỏe, việc nổi gân xanh trên da có thể chứng minh tình trạng sức khỏe hiện tại của một người và không được coi thường. Gân xanh nằm dưới lớp da thực chất là tĩnh mạch và tĩnh mạch này có liên quan trực tiếp đến bên trong cơ thể bạn. Dưới dây là những vị trí nổi gân xanh và cảnh báo tình trạng sức khỏe mà bạn không thể bỏ qua:

- Nổi gân xanh ở tay và bàn tay

Trong y học, thường nổi gân xanh nhiều dưới tay thường là biểu hiện cho thấy chất thải đọng dưới lưng và eo, nên dễ gây căng thẳng, mệt mỏi, đau lưng và thậm chí còn căng cứng cơ bắp. Đặc biệt, gân xanh nổi trên ngón tay, thường là dấu hiệu của bệnh tiêu hóa, đồng thời phản ánh những bất thường của vi mạch, nghiêm trọng hơn là chóng mặt, đau đầu hay đột quỵ.

Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nếu nổi gân xanh ở lòng bàn tay sẽ có nhiều loại khác nhau. Vùng gân xanh lớn gần ngón cái là dấu hiệu nhắc nhở bệnh đau lưng, thấp khớp. Sọc đơn phía gần cổ tay hoặc vòng cổ tay liên quan đến các bệnh phụ khoa như kinh nguyệt không đều, dịch tiết âm đạo có vấn đề. Ngoài ra, một số gân xanh trong lòng bàn tay còn nhắc nhở rằng bạn có thể mắc những căn bệnh như đau tim, buồn nôn, mất ngủ, các vấn đề về gan và mật, khô miệng. Còn gân xanh ở gần ngón tay cái rõ nét hơn và xoắn cho thấy biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch vành, thậm chí dẫn đến các cơn đau tim, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Gân xanh nổi ở ngón tay giữa là dấu hiệu của bệnh xơ cứng động mạch não. Thậm chí, tĩnh mạch ở các đốt ngón tay còn cho thấy các vấn đề về dạ dày, bệnh táo bón thường xuyên, bệnh trĩ hoặc ung thư. Khi phát hiện bệnh kịp thời, và được chữa trị đúng cách, những gân xanh này sẽ mờ dần và biến mất.

- Nổi gân xanh ở vùng mặt

Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân - Ảnh 2.

Nếu thấy gân xanh nổi trên trán, đó chính là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài (Ảnh: Internet)

Khi các tĩnh mạch trên đầu có dấu hiệu sưng lên rõ nét, mọi người cần chú ý đến các căn bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, hoặc xơ cứng động mạch não và dễ dẫn đến đột quỵ. Nếu thấy gân xanh nổi trên trán, đó chính là do căng thẳng và áp lực từ công việc suốt một thời gian dài. Ngoài ra, có khả năng bạn bị cường giáp, đái tháo đường. Gân xanh nổi trên mũi cho thấy có nhiều chất độc hại trong đường tiêu hóa nên người bệnh thường dễ bị đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, khó đi ngoài và cơ thể tím tái. Đặc biệt, nếu gân xanh nổi trên vùng miệng có nghĩa bạn đang gặp vấn đề phụ khoa, âm đạo, mệt mỏi, đau thắt lưng và thấp khớp chân.

- Nỗi gân xanh ở lồng ngực và vùng bụng

Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Đây là vị trí vô cùng quan trọng trên cơ thể của từng người. Nếu như phát hiện gân xanh nổi ở khu vực này bạn nên chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Nghiêm trọng nhất là nếu gân xanh nổi ở vùng bụng thì đó là biểu hiện của xơ gan, hay khối u. Theo các bác sĩ, gân xanh xuất hiện ở vùng này thường rất khó điều trị.

- Nỗi gân xanh ở vùng chân

Phụ nữ chớ nên coi thường việc nổi gân xanh trên cơ thể, nhất là trên chân - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Đa số nổi gân xanh ở vị trí dưới chân thường là do sưng khớp, viêm thấp khớp gây nên. Nếu không phát hiện sớm thì có thể bệnh sẽ nặng hơn, nguy hiểm hơn nên rất khó điều trị nếu để quá lâu. Đặc biệt là phụ nữ không nên chủ quan khi nổi nhiều gân xanh ở chân. Rất có thể bạn mắc bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Nếu chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ dần hồi phục. Nếu để lâu hơn, máu bị ứ trệ ở chân khiến bệnh nhân có cảm giác khó chịu. Nặng hơn nữa thì chân bị thay đổi màu sắc da, loạn dưỡng và chàm hóa da. Nhiều trường hợp không được điều trị, chân sẽ bị loét, thường là ở cổ chân. Bệnh dễ dẫn đến biến chứng như hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch giãn, có thể lan lên phổi gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn đến tử vong.

Nhìn chung nếu phát hiện gân xanh xuất hiện bất cứ nơi nào trên cơ thể cũng nên cẩn trọng hết mức. Bởi không chỉ ảnh hưởng đến thẫm mỹ mà quan trọng hơn là phản ánh việc cơ thể bị trì trệ ứ đọng độc tố. Vì vậy, nếu phát hiện thì nên đến gặp bác sĩ để cho lời khuyên cũng như thấy ai nổi gân xanh bạn hãy chia sẻ những gì mình biết để phát hiện bệnh tình kịp thời.

Theo Khám Phá


dấu hiệu bệnh tật

kiểm tra sức khỏe

gân xanh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.