Quả nhãn - Thai phụ nên để... dành sau khi sinh con

Theo PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, BV Hữu Nghị, nhãn là loại quả ngon bổ nhưng thay vì ăn thoải mái khi có bầu thì hãy dành sau khi sinh con.

Theo PGS.TS. Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, BV Hữu Nghị, nhãn là loại quả ngon bổ nhưng thay vì ăn thoải mái khi có bầu thì hãy dành sau khi sinh con.

Chị Nguyễn T.A.T (Cầu Giấy, Hà Nội) có bầu 2 tháng chia sẻ: “Hôm nào đi chợ tôi cũng phải mua 1 đến 2 kg, vì nhãn dễ ăn mà mình lại thích ăn hoa quả vị ngọt, có hôm mua về để tủ lạnh, một mình ngồi ăn hết gần 2 kg”.

 

“Nhãn lại là quả mà tôi rất thích ăn. Đang vào mùa nhãn, nhìn thấy đã thèm rồi, nên hôm nào đi chợ mình cũng phải mua một túi to về ăn dần”, Trần H.V (Từ Liêm, Hà Nội) có bầu được 6 tháng, tâm sự.

 

Thai phụ nên hạn chế

 

Theo Đông y, nhãn có mùi thơm vị ngọt, thuốc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần. Còn có thể sinh tân dịch, nhuận ngũ tạng, là loại quả ngon, bổ dưỡng tốt. Nhưng do nhãn tính ngọt thơm, ấm, nên đối với người đờm hỏa bên trong và bị bệnh nóng trong thì không nên ăn, nhất là phụ nữ có thai lại càng phải kiêng.

 

PGS. TS Trần Đình Toán, Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: “Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza... Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc... riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh.  Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều”.

 

Phụ nữ có thai, phần lớn xuất hiện âm hỏa hư, có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng như táo bón, tiểu tiện đỏ xẻn, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát, cho nên để từ âm thanh nhiệt, lượng huyết an thai, nên lúc này ăn nhãn, chẳng những không có tác dụng bồi bổ, ngược lại còn làm tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai, đặc biệt là phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7 - 8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.

 

Sản phụ lại khuyến khích

Tuy nhiên, đối với sản phụ sau khi sinh con mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.

 

PGS. TS Trần Đình Toán, nhấn mạnh : “Sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt”.

 

Nếu sản phụ có hiện tượng phù nhẹ, uống nước nhãn còn có tác dụng điều trị tích cực, cách ăn phải kết hợp với sâm rồi hấp lên ăn. Cũng có thể hầm gà với một chút nhãn... Tất cả đều có lợi cho việc điều dưỡng đối với người sức yếu để lấy lại sức đề kháng.

 

Theo Thanh Huyền
Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.