Rung lắc mạnh, tát con có thể khiến trẻ bị mù mắt, giảm thị lực vĩnh viễn

Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ, thói quen rung lắc mạnh trẻ nhỏ, tung trẻ lên không hay tát vào má trẻ… có thể khiến trẻ bị tổn thương mắt, giảm thị lực, thậm chí mù lòa do bị bạo hành mà không biết.

Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 chia sẻ, thói quen rung lắc mạnh trẻ nhỏ, tung trẻ lên không hay tát vào má trẻ… có thể khiến trẻ bị tổn thương mắt, giảm thị lực, thậm chí mù lòa do bị bạo hành mà không biết.

Chiều nay, 1-2, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 đã tổ chức hội thảo “Bạo hành trẻ em - Hỗ trợ, chăm sóc và điều trị tổn thương Mắt”. Tại hội thảo, TS.BS Hoàng Văn Tiến, Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam – nguyên Cục trưởng Cục Bảo trợ và chăm sóc trẻ em cho biết, tại Việt Nam, bạo hành trẻ em diễn ra khá phổ biến.

Rung lắc mạnh, tát con có thể khiến trẻ bị mù mắt, giảm thị lực vĩnh viễn

Theo thống kê của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH), ở nước ta trung bình mỗi năm có hơn 2.000 trẻ bị bạo lực, bị xâm hại ở mức độ nghiêm trọng cần được can thiệp. Thậm chí có một số nghiên cứu khác chỉ ra, có đến một nửa trẻ sơ sinh có tuổi thơ từng bị bố mẹ đánh hay bạo hành về thể chất, tinh thần.

 “Ở nhiều nước, người ta nghiêm cấm xâm phạm thân thể trẻ em nhưng ở Việt Nam nhiều nơi vẫn còn quan niệm “thương cho roi cho vọt”, thế nên tình trạng bố mẹ đánh, tát con vẫn còn phổ biến. Điều đáng nói là rất khó để làm rõ được hành động này là bạo hành trẻ em hay dạy dỗ trẻ em” – TS Hoàng Văn Tiến chia sẻ.

Đáng chú ý, ngoài các vụ bạo hành trẻ em gây tổn thương ngoại khoa cho trẻ có thể nhìn thấy ngay như xây xước xa, chảy máu, sẹo… thì rất nhiều trường hợp bị bạo hành có tổn thương ở mắt nhưng không phát hiện ra được.

Tại hội thảo, GS.TS Bruce Moore, chuyên gia khúc xạ Nhãn nhi- Đại học Nhãn khoa New England (Hoa Kỳ) đưa ra một con số giật mình: Một nghiên cứu y tế cho thấy trong số các vụ bạo hành trẻ em có đến 40% trẻ bị tổn thương ở mắt, trong đó 20% trẻ bị tổn thương trực tiếp vào mắt, có đến 5-10% trẻ được đưa đến khám chuyên khoa mắt ngay sau khi bị bạo hành.

GS.TS Bruce Moore nhấn mạnh, một số hình thức bạo hành trẻ em như xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em, hội chứng rung lắc mạnh trẻ… có thể tác động, gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và thị giác của trẻ nhỏ. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dẫn tới tử vong.

Bác sĩ Đặng Xuân Nguyên, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 phân tích thêm, tổ chức của mắt gồm các mô mềm nên rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng ở nước ta, ngoài hình thức bạo hành rung lắc mạnh trẻ (bế trẻ lên 2 tay rồi rung mạnh), nhiều ông bố bà mẹ vẫn có thói quen tát vào má trẻ, thậm chí khi vui còn tung trẻ lên không trung…

Các hành vi này có thể dẫn đến tổn thương giác mạc, kết mạc, vỡ nhãn cầu, tổn hại thần kinh, xuất huyết võng mạc, giảm thị lực.

Cũng theo bác sĩ Nguyên, các tổn thương mắt ở trẻ do bị bạo hành thường kín đáo, ban đầu có thể chỉ là mờ mắt, trẻ thường không ý thức được để nói với người lớn đưa đi viện khám nên khi vào viện thường đã muộn, khó phục hồi thị lực. Trong khi đó, thị lực mắt ở trẻ trong những năm đầu đời rất quan trọng, nếu thị lực bị suy giảm từ nhỏ thì về sau không thể phục hồi được.

Các bác sĩ khuyến cáo, người lớn cần từ bỏ các hành vi (có thể là vô tình hoặc hữu ý) nhưng có thể gây tổn hại đến mắt của trẻ nhỏ như những cảnh báo nêu trên. Đồng thời khi phát hiện trẻ có biểu hiện bất thường hay chấn thương vùng mắt thì cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa sớm.

Theo ANTĐ


Trẻ sơ sinh

chăm sóc con

tai nạn trẻ em


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.