Sa sàn chậu, tai họa thình lình

Cho đến nay y học chưa có nghiên cứu đầy đủ về bệnh này. Những nhận định ban đầu cho rằng bệnh xảy ra với phụ nữ lớn tuổi, sinh nở nhiều hiện cũng đã phải thay đổi, khi thực tế khám bệnh ghi nhận ngày càng nhiều phụ nữ còn trẻ bị sa sàn chậu.

Cho đến nay y học chưa có nghiêncứu đầy đủ về bệnh này. Những nhận định ban đầu cho rằng bệnh xảy ra với phụ nữlớn tuổi, sinh nở nhiều hiện cũng đã phải thay đổi, khi thực tế khám bệnh ghinhận ngày càng nhiều phụ nữ còn trẻ bị sa sàn chậu.

Bệnh… “ba trong một”

Về hình thể học, khung chậu gồmcác xương chậu và xương thiêng kết hợp tạo thành một khối giống hình chậu ở phầndưới bụng, bên trong có chứa bàng quang, tử cung và trực tràng ống hậu môn. Cảba cơ quan này đều có lỗ thoát ra ngoài và đảm nhiệm chức năng bài tiết quantrọng. Sàn chậu là phần đáy khung chậu, cấu thành bởi các cơ và dây chằng, giúpnâng đỡ ba cơ quan trên. Để điều khiển chức năng bài tiết là cơ chế động lực họcphức tạp chi phối bởi các cơ, dây chằng, thần kinh, tâm sinh lý, thần kinh tủysống, tập quán…

Sa sàn chậu, tai họa thình lình

Trước đây, khi có rối loạn đườngtiểu thì các nhà chuyên khoa tiết niệu điều trị, khi có rối loạn phụ khoa thìcác nhà sản phụ khoa điều trị, khi bệnh nhân táo bón hay rối loạn thoát phân thìcác nhà hậu môn học điều trị. Sự phân chia trách nhiệm điều trị như vậy khôngcải thiện bệnh, do điều trị rối loạn tiểu như tiểu không tự chủ xong bệnh nhânlại phải sang các bác sĩ sản phụ khoa để điều trị sa sinh dục, rồi lại phải sangnhà hậu môn học điều trị đi cầu mất tự chủ.

Trên cơ sở những nghiên cứu củacác chuyên khoa học tiết niệu, sản phụ khoa và hậu môn trực tràng học, người tabắt đầu công nhận nguyên nhân gây rối loạn hình thể học (sa tử cung, sa bàngquang, sa trực tràng…), rối loạn động lực học (rối loạn đi tiểu, giao hợp đau,rối loạn sự thoát phân…) có cùng nguyên nhân sa sàn chậu.

Nếu giải quyết được sa sàn chậuthì giải quyết được các rối loạn của ba cơ quan vùng chậu cùng thời điểm. Từ đâycác nhà tiết niệu học, sản phụ khoa, hậu môn trực tràng học đã ngồi lại với nhauvà thành lập môn sàn chậu học. Họ đưa ra lý thuyết về ba trục của ba cơ quantiết niệu, sản phụ khoa và hậu môn trực tràng.

Rất khó phòng ngừa

Các rối loạn xảy ra trên ba trụcsàn chậu học thường là: tiết niệu (đi tiểu khó, tiểu mất tự chủ…), sản phụ khoa(sa sinh dục, giao hợp khó...), hậu môn trực tràng (rối loạn thoát phân, đi cầumất tự chủ….). Cũng từ ba trục, người ta nhận thấy khi có hiện tượng sa sàn chậuthì đều xuất hiện các triệu chứng ở ba chuyên khoa, ví dụ sa sinh dục kèm theorối loạn đi tiểu (như đi tiểu són mất tự chủ), nếu điều trị tác động lên sànchậu sẽ cải thiện cùng lúc cả ba chuyên khoa đã nói.

Sa sàn chậu là một bệnh mới đượcnghiên cứu gần đây. Cách đề phòng hầu như chưa được đề cập vì bệnh xảyra do yếu tố cơ học là sự sa giãn của các cơ vùng chậu do sanh đẻ,lao động nặng nhọc... nên rất khó phòng ngừa. Mặc dù trên lý thuyết bệnhxảy ra ở phụ nữ lớn tuổi nhưng thực tế thăm khám vẫn gặp cả ở nhữngphụ nữ trẻ hay trung niên.

Việc chẩn đoán chính xác các tổnthương gây ra chứng bệnh này đòi hỏi đến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh họctối tân như chụp cộng hưởng từ động học MRI Dynamic, các phương tiện đo chứcnăng hoạt động của các cơ sàn chậu như máy đo điện cơ EMG, Analmetry…

Do đây là bệnh xảy ra ở phụ nữ,các triệu chứng bao gồm cả ba chuyên khoa: tiết niệu, phụ khoa và hậu môn nênbiểu hiện của bệnh đa dạng và phối hợp nhiều triệu chứng với nhau. Khi có triệuchứng về tiết niệu, các bác sĩ sẽ phải thăm khám cả phần phụ khoa lẫn hậu môn đểđừng bỏ sót các thương tổn này.

Các chuyên khoa hậu môn và phụkhoa cũng vậy, sẽ chú ý đến cả triệu chứng của các phần khác ở vùng chậu. Khilàm được như vậy mới cải thiện được phương pháp điều trị tổng hợp về sàn chậucho bệnh nhân.

Theo ThS.BS Dương PhướcHưng
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.