Sơ cấp cứu tai nạn giao thông

Sơ cấp cứu tai nạn giao thông rất quan trọng, có thể giúp kéo dài sự sống cho nạn nhân hoặc gây thêm nguy hiểm cho người bị nạn.

rất quan trọng,có thể giúp kéo dài sự sống cho nạn nhân hoặc gây thêm nguy hiểm cho ngườibị nạn.

Có không ít trường hợp tử vong dotai nạn giao thông xảy ra trong vài phút đầu tiên sau vụ đụng xe. Thế nhưng, cóđến 85% cái chết xảy ra trước khi đến bệnh viện có thể được ngăn chặn thành côngchỉ nhờ vào những động tác sơ cứu cơ bản đối với người gặp tai nạn.

Sơ cấp cứu tai nạn giao thông
Chảy máu nhiều có thể gây sốc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nên việc cầm máu là hết sức quan trọng

Chẳng hạn như chỉ mất không đầy 4phút một người có thể tử vong nếu bị ngạt đường hô hấp, trong khi xe cấp cứu cóthể mất nhiều thời gian hơn để đến được nơi tai nạn.

Tuy nhiên, có những trường hợpvẫn có thể cứu được nhưng vì sự thiếu hiểu biết của người sơ cứu đầu tiên nênnạn nhân bị thương nặng hơn hoặc rơi vào tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đếntử vong. Do đó, sự can thiệp của người sơ cứu đầu tiên là vô cùng quan trọng.Sau đây là những chỉ dẫn cơ bản do Hội Chữ thập đỏ Anh phổ biến:

Đánh giá tình huống

- Kiểm tra kỹ xem hiện có nhữngmối nguy hiểm gì? (có thể là xe đằng sau đang đến, dầu nhớt bị rò rỉ trên đường,kính xe bể...).

- Hãy chắc rằng bản thân bạn đượcan toàn. Nếu cần phải chặn xe, nên ra tín hiệu cho họ từ lề đường.

- Đề nghị những người đứng kế hãydụi thuốc lá để tránh tình trạng nguy hiểm phát sinh.

- Nhờ sự giúp đỡ của những ngườiđi đường khác và gọi xe cấp cứu.

- Theo BS. Trang Vĩnh Thuận (BVTriều An), chỉ những trường hợp không bị gãy xương, hoặc cột sống không bị ảnhhưởng, hô hấp đều, bệnh nhân còn tỉnh táo mới có thể tự chở đến bệnh viện. Ngượclại, cần hạn chế tối đa di chuyển tư thế của bệnh nhân để tránh làm trầm trọnghơn vết thương, chỉ thực hiện những biện pháp sơ cứu tại chỗ để chờ xe cấp cứuđến.

Kiểm tra đường hô hấp

- Cố gắng giữ nạn nhân ấm vàthoải mái nhưng tránh di chuyển họ. Không cởi bỏ mũ bảo hộ trừ trường hợp cấpthiết phải làm vậy. Nạn nhân có thể bị sốc nên không được cho họ ăn uống gì hết.

- Kiểm tra phản ứng của nạn nhânbằng cách nói chuyện với họ và vỗ nhẹ vào vai họ.

- Kiểm tra đường hô hấp của nạnnhân: Đặt bàn tay lên trán, đẩy nhẹ đầu ngửa về phía sau, kéo nhẹ cằm về phíatrước để mở rộng đường thở.

- Kiểm tra xem họ có đang thở haykhông bằng cách nghe và dùng má cảm giác hơi thở trong vòng 10 giây. Kiểm traxem ngực nạn nhân có phồng lên xẹp xuống hay không.

- Nếu thấy người đó không thởđược bình thường, bạn hãy thực hiện biện pháp hồi sinh tim phổi nếu biết rõ vềcách cấp cứu này. Còn nếu không, hãy tiến hành ép ngực nạn nhân để duy trì tuầnhoàn vì để tim ngừng đập, não có thể bị tổn thương và không thể hồi phục trongvòng vài phút. Đan hai bàn tay lại với nhau, lòng bàn tay này úp lên bàn taykia, đặt lên giữa ngực nạn nhân, nhấn xuống sao cho lồng ngực bị ép xuống 5cm.Thực hiện 30 lần ép.

Cầm máu

- Chảy máu nhiều có thể gây sốc,thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nên việc cầm máu là hết sức quan trọng.

- Dùng một miếng vải sạch ấn vàovết thương và giữ chặt. Nếu có thể, nâng phần cơ thể bị thương lên cao. Dùng đồbăng bó nếu bạn có sẵn.

- Nếu người đó bị sốc, làm lỏngbớt quần áo và giữ ấm cho nạn nhân. Nâng chân nạn nhân lên.

Nếu có thể, hãy đăng ký học cáclớp sơ cấp cứu để có thể cứu người khi cần thiết.

Theo Thụy Miên
Sơ cấp cứu tai nạn giao thông



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.