Sỏi mật hiểm ác khôn lường

Sỏi mật là sự kết tụ thành khối rắn của các thành phần dịch mật, tạo nên một hoặc nhiều viên giống như viên sỏi, nằm trong lòng hệ mật. Tuỳ vị trí, có hai loại sỏi là sỏi túi mật và sỏi đường mật.

Sỏi mật là sự kếttụ thành khối rắn của các thành phần dịch mật, tạo nên một hoặc nhiều viên giốngnhư viên sỏi, nằm trong lòng hệ mật. Tuỳ vị trí, có hai loại sỏi là sỏi túi mậtvà sỏi đường mật.

Sỏi túi mật có thể rơi xuống ống mật chủ, biến thành sỏi đườngmật (gọi là thứ phát) nhưng không có chiều ngược lại. Sỏi túi mật và sỏi đườngmật khác nhau từ nguyên nhân, chất tạo sỏi, cho đến triệu chứng và cách điều trị.

Sỏi túimật: có thể gây ung thư!

Nguyên nhân sinhsỏi liên quan đến dư chất cholesterol, một chất chính trong thành phần sỏi túimật. Nhiều trường hợp sỏi túi mật không gây triệu chứng gì mà chỉ phát hiện tìnhcờ khi siêu âm kiểm tra sức khoẻ. Một số bệnh nhân có sỏi túi mật không triệuchứng nhưng có các bệnh khác của đường tiêu hoá gây triệu chứng ở bụng, khi đócần xác định thêm các bệnh đường tiêu hoá và điều trị thích hợp.

Sỏi mật hiểm ác khôn lường

Ảnh minh họa

Bệnh cảnh điển hìnhcủa sỏi túi mật là những cơn đau dữ dội vùng dưới sườn phải kèm nôn ói. Đau cóthể tự giảm trong vài giờ. Nếu kéo dài sẽ gây viêm túi mật cấp làm cho bệnh nhânsốt, đau bụng lan rộng, có khi nhiễm trùng nặng gây sốc và các biến chứng nặngnề. Sau nhiều đợt đau, túi mật viêm nhiễm kéo dài trở nên viêm mạn tính. Một sốít trường hợp có thể gây ung thư.

Chẩn đoán sỏi túimật thường dễ dàng và chính xác. Đa số trường hợp chỉ cần siêu âm là thấy sỏi vàcác biến đổi bệnh học của túi mật như thành dày, teo nhỏ hay căng to, polýp,u,... Siêu âm cũng sẽ cho biết tình trạng đường mật bình thường hay có sỏi gâytắc nghẽn. Trong những bệnh nhân bị sỏi túi mật đã có biểu hiện đau, trong vòngmười năm sẽ có khoảng 7% xảy ra biến chứng. Biến chứng thường gặp là viêm túimật cấp gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trịkịp thời. Các biến chứng khác gồm dò mật – ruột, tắc ruột do sỏi mật, sỏi rơixuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tuỵ cấp.

Chỉ điều trị sỏitúi mật khi có triệu chứng. Trước đây có nhiều phương pháp điều trị: dùng thuốctan sỏi (đến nay vẫn còn lưu hành một số thuốc, phải uống liên tục mỗi ngàytrong hơn 12 tháng, tỷ lệ tan sỏi hoàn toàn khoảng 50% trường hợp. Nhiều năm saukhi sỏi tan, khoảng nửa số trường hợp sẽ bị tái phát); lấy sỏi để lại túi mật (phẫuthuật lấy sỏi, tán sỏi ngoài cơ thể... có thể lấy hết sỏi nhưng có khả năng táiphát vì túi mật là nguyên nhân sinh sỏi vẫn còn); phẫu thuật cắt túi mật (mởbụng hoặc nội soi cắt bỏ túi mật nhưng vẫn bảo tồn toàn vẹn hệ đường mật). Hiệnphương pháp điều trị duy nhất được ưa chuộng trên thế giới là phẫu thuật nội soicắt túi mật. Sau phẫu thuật bệnh nhân bình phục nhanh, ít đau, chỉ cần nằm viện1 – 2 ngày, không tái phát bệnh, không ảnh hưởng nhiều đến chức năng tiêu hoá,không di hại sức khoẻ về sau.

Sỏi đườngmật: dễ bị biến chứng nặng

Vị trí sỏi có thểđơn thuần ở ống mật chủ, ở đường mật trong gan hoặc vừa ở ống mật chủ vừa ởđường mật trong gan và có khi có cả sỏi túi mật đi kèm. Nguyên nhân sinh sỏiliên quan các yếu tố: nhiễm giun đường ruột (đặc biệt giun đũa từ ruột chui lênđường mật), dinh dưỡng kém, do yếu tố cơ thể bệnh nhân (hẹp đường mật, nangđường mật, bệnh hồng cầu dễ vỡ)... Một số trường hợp sỏi chưa gây triệu chứng,phát hiện tình cờ qua siêu âm bụng. Tuy nhiên, khác với sỏi túi mật, ít khi sỏiđường mật tồn tại lâu mà không gây triệu chứng. Triệu chứng điển hình là đaudưới sườn phải, sốt rét run và vàng da. Tình trạng này gọi là nhiễm trùng đườngmật. Nhiễm trùng đường mật dễ diễn biến nặng thành sốc nhiễm trùng với tỷ lệ tửvong rất cao.

Chẩn đoán sỏi đườngmật chính cũng thường dựa vào siêu âm. Tuy nhiên độ chính xác có kém hơn so vớichẩn đoán sỏi túi mật. Do đó, một số trường hợp, bác sĩ phải sử dụng chụp X-quangđường mật, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Sỏi đường mật dễ gâynhững biến chứng rất nặng dẫn đến tử vong như: sốc nhiễm trùng, viêm phúc mạcmật, áp xe gan, suy gan – suy thận, viêm tuỵ cấp... Khác với túi mật, có thể cắtbỏ, đường mật không thể cắt bỏ nên điều trị chỉ có cách lấy hết sỏi. Sỏi đườngmật rất dễ tái phát. Hiện nay mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị nhưng y họcthế giới cũng chỉ đạt được ở mức lấy hết sỏi chứ chưa chống tái phát sỏi có hiệuquả.

Phương phápphẫu thuật: phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi mở ống mật lấy sỏi (hiệnđa số là phẫu thuật qua nội soi ổ bụng. Sau mổ thường có đặt một ống dẫn lưumật gọi là ống Kehr. Nếu đã lấy hết sỏi, ống Kehr sẽ được rút sau mười ngày.Nếu có sỏi trong gan, thường không lấy sạch sỏi được trong một lần mổ nên sẽlấy sỏi qua đường hầm ống Kehr sau ba tuần); cắt gan phần chứa sỏi (là mộtphẫu thuật nặng nề, chỉ áp dụng cho các trường hợp sỏi đã gây hư hại gầnhoàn toàn một phần gan và hệ ống mật trong phần gan đó); lấy sỏi rồi nối mật– ruột (nhiều phương pháp nối mật – ruột để lập lại lưu thông mật ruột hoặctạo đường hầm chờ sẵn để can thiệp dễ dàng về sau nếu sỏi tái phát). Ngoàiviệc lấy hết sỏi, nhiều trường hợp còn phải thực hiện các biện pháp điều trịhẹp đường mật rất phức tạp.

Phươngpháp không phẫu thuật: nội soi lấy sỏi qua đường miệng (rất tốt cho đa sốtrường hợp sỏi ở đường mật ngoài gan, ngoại trừ một số trường hợp sỏi quá tohoặc sỏi kẹt cứng trong ống mật. Bệnh nhân gần như không đau, ăn uống trở lạisớm, thời gian nằm viện ngắn. Một số trường hợp không lấy hết sỏi một lần có thểlặp lại thủ thuật); nội soi lấy sỏi xuyên qua da (đối với sỏi đường mật tronghay ngoài gan không lấy được bằng các phương pháp đã kể, có thể sử dụng phươngpháp này. Thực hiện qua một đường chọc kim xuyên thành bụng đi vào đường mậttrong gan rồi nong dần lên để tạo đường hầm. Theo đường hầm đó, máy nội soi đượcđưa vào để lấy sỏi như cách lấy sỏi qua đường hầm ống Kehr).

Theo TS.BS Đặng Tâm
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.