Sử dụng dầu ăn thế nào thì lợi cho sức khỏe?

Có lẽ, không có gian bếp nào lại thiếu đi một chai dầu ăn. Nó như một nguyên liệu “cần phải có” của những bàn tay nội trợ khéo léo để gia đình ăn ngon và ấm áp.

Có lẽ, không có gian bếp nào lạithiếu đi một chai dầu ăn. Nó như một nguyên liệu “cần phải có” của những bàn taynội trợ khéo léo để gia đình ăn ngon và ấm áp.

Tuy nhiên, sử dụng nó nhưng chưahẳn hiểu rõ về nó, nhất là việc vận dụng cụ thể với từng loại dầu ăn, sao cho“lợi nhiều, hại ít” thì xem ra vẫn chưa tường tận.

Vai trò của chất béo với sứckhỏe con người

Sử dụng dầu ăn thế nào thì lợi cho sức khỏe?

Có lẽ, không có gian bếp nào lại thiếu đi một chai dầu ăn. Nó như một nguyên liệu “cần phải có” của những bàn tay nội trợ khéo léo để gia đình ăn ngon và ấm áp

Chất béo bao gồm: mỡ động vật vàdầu thực vật.

- Là chất cung cấp năng lượngnhiều nhất (1g lipid cung cấp 9Kcal) và dự trữ năng lượng cho cơ thể.

- Là dung môi hòa tan cácvitamin: A,D,E,K và các carotenoit trong thực phẩm để cung cấp cho cơ thể.

- Rất cần cho phát triển cơ thể:trí tuệ và thể lực (đặc biệt là trẻ em). Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng VN(giai đoạn 2005 - 2010) với khẩu phần 2.300Kcal/người/ngày, cần 25g dầu, mỡ/ngày.

Dầu ăn là các loại dầu thực vậttinh luyện

Không chứa cholesterol. Thànhphần chủ yếu có:

Acid béo no: cung cấp năng lượngvà tạo mỡ dự trữ năng lượng cho cơ thể. Giúp gan chế tạo cholesterol để tạothành muối mật. Các nội tiết tố và LDLC (cholesterol xấu) nếu ăn quá nhiều thứcăn chứa acid béo no sẽ sinh: mất cân bằng chuyển hóa tạo ra các chứng béo phì,cholesterol/máu cao. Xơ mỡ động mạch, cao huyết áp…

Các acid béo chưa no gồm:

- Acid béo 1 nối đôi còn gọi làomega- 9 hay acid oleic. Tương đối tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn có tác dụng“báo no” chống bội thực cho người ăn (có trong các loại dầu vừng, lạc, đậu nành,hướng dương… và mỡ lợn) khi đem chiên sẽ đứt nối đôi thì mất các tác dụng trên.

- Acid béo nhiều nối đôi được gọilà các acid béo thiết yếu cần cho cơ thể hàng ngày, gồm có: Acid arachidonic vàacid linoleic được gọi chung là omega-6. Có tác dụng tốt cho tim mạch. Nếu thiếu:trẻ em tăng trưởng chậm. Người trưởng thành: suy giảm chức năng sinh sản, gannhiễm mỡ, dễ mắc bệnh ngoài da. Acid arachidonic là tiền chất của DHA. Acidlinoleic là tiền chất của EPA. Alpha linolenic acid (ALA), eicosapentoenoic acid(EPA) và docosahesaenoic acid (DHA) được gọi chung là omega-3. ALA khi vào cơthể nhờ men delta-6- desaturase chuyển thành EPA và DHA.

Vai trò của EPA và DHA trongcơ thể:

Sử dụng dầu ăn thế nào thì lợi cho sức khỏe?

DHA:

- Não có 60% chất béo, trong đóDHA chiếm 20%.

- Võng mạc DHA chiếm 50%. Là hợpchất cần thiết cho sự phát triển thần kinh và thị lực, từ trẻ em đến người caotuổi.

- Chống lão hóa não.

- Làm giảm triglycerid/máu, giảmnhồi máu cơ tim, giảm bệnh động mạch vành.

- Chống trầm cảm.

- Giảm triệu chứng viêm khớp dạngthấp.

- Giảm mức độ nặng và số cơn henphế quản (nếu bữa ăn hàng ngày không cung cấp đủ DHA, sẽ sinh bệnh Alzheimer còngọi là lú lẫn, giảm thị lực và nhiều bệnh khác).

EPA: trong cơ thể nó được chuyểnthành các chất sinh học quan trọng như prostaglandin, leucotrien. Prostaglandinức chế sự đông vón tiểu cầu, phòng ngừa huyết khối, giảm triglycerid vàcholesterol xấu, giảm độ nhớt của máu, giảm xơ vữa động mạch, chống tăng huyếtáp và các bệnh tim mạch. Ngăn chặn vết nhăn ở da, giảm tác hại của tia cực tímtrong ánh nắng mặt trời. Leucotrien hạn chế quá trình viêm nhiễm.

- Các loại dầu chứa nhiều acidbéo chưa no, khi đun nóng trên 100oC, sẽ bị biến chất, các vitamin E, A bị pháhủy, tất cả các dây nối đôi bị phá vỡ biến thành acid béo no và các chất độc hại,là tác nhân gây ung thư, đái tháo đường và các bệnh tim mạch cho người ăn.

- Các acid béo no trong dầu, mỡkhi đun đến nhiệt độ sôi (mỗi loại có 1 nhiệt độ sôi khác nhau) sẽ bị phân hủytạo thành các peroxid độc hại (bốc khói màu xanh), là tác nhân gây nhiều bệnhnguy hiểm cho người ăn và người chiên (rán) thức ăn.

Cách sử dụng tốt nhất các loạidầu ăn

Các loại dầu có hàm lượng acidbéo thiết yếu cao như: dầu hướng dương, ngô, đậu nành, vừng (mè), Neptun, hạtcải, lạc (phộng)… Cách dùng tốt nhất là trộn dầu với thực phẩm như:

Ướp dầu với: thịt bò, nạc lợn, cá,tôm, gan đã thái lát, trứng đã đánh sẵn... trước khi: xào, nấu, kho... để bổsung các acid béo thiết yếu cho người ăn, tăng vị ngon cho thức ăn và hấp thutốt các vitamin tan trong dầu của thực phẩm.

Trộn dầu với: một số loại rau ănsống như: rau diếp, xà lách; gấc, củ cà rốt. Vì dầu là dung môi hòa tan cáccarotenoid trong các loại rau, quả, củ kể trên, giúp cho cơ thể người ăn hấp thụtốt các dưỡng chất đó. Với bột ăn của trẻ trước khi nấu chín, để bổ sung omega-3và chất béo cho trẻ phát triển tốt...

Xào rau: trước tiên cho nước (50- 100ml, tùy lượng rau: ít hay nhiều) vào chảo (nồi) đun sôi, rồi cho rau vàotừng ít một, đảo cho tái, lại cho rau tiếp. Cứ như thế đến khi hết lượng rau.Sau đó cho mắm muối, gia vị và dầu ăn, đảo đều, đun tiếp đến khi rau chín làđược (vì khi có nước, nhiệt độ trong nồi không bao giờ vượt 100oC). Khi chiên(rán) ta nên chọn loại dầu (mỡ) nhiều acid béo no, ít acid béo thiết yếu. Vì khichiên bất kể loại thực phẩm nào, trước tiên phải đun cho dầu (hoặc mỡ) nóng trên100oC, rồi mới cho thực phẩm vào chiên cho đến khi có màu vàng.

Không dùng các loại bơ thực vậtđể chiên rán (hoặc ăn với bánh mì) vì nó chứa acid béo trans, gây bệnh tim mạch,ung thư vú và các bệnh chuyển hóa như: béo phì, đái tháo đường... Đồng thời cầnhạn chế sử dụng đến mức tối đa các sản phẩm chiên bằng shortening, margarin như:mì ăn liền các loại, bimbim (snack), đậu phộng chiên, khoai tây chiên...

Thức ăn chiên (rán) là món khoáikhẩu của nhiều người (do được quảng cáo trên truyền hình trong chương trình “Mónngon mỗi ngày” và trong các lớp dạy nấu ăn).

Nhiều người chưa biết trong quátrình chiên (rán) đã biến dưỡng chất trong dầu, mỡ thành chất độc ngấm vào thứcăn, gây nhiều bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các sản phẩm chiên bằng shortening,margarin (chứa acid béo trans) như: bimbim, khoai tây chiên, đậu phộng chiên…được trẻ em ưa thích.

20 năm gần đây, khi kinh tế nướcta phát triển, bữa ăn của nhiều gia đình được cải thiện, thì rất nhiều trọngbệnh đã “theo đường miệng” vào cơ thể

nhiều người như: béo phì, đáitháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, xơ mỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, xuấthuyết não, lú lẫn tuổi già, ung thư các loại... ngày một tăng. Trong đó, tácnhân gây bệnh do thức ăn chiên (rán) góp một phần đáng kể.

Để phòng bệnh: ta không thể nóilà bỏ thức ăn chiên (rán) mà luôn nhớ cũng như nhắc nhở nhau: hãy hạn chế đếnmức tối đa các loại thức ăn này.

Theo SKĐS



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.