Sử dụng đũa dùng một lần: Thói quen kiểu này dễ khiến bạn rước bệnh vào thân

Không chỉ có đồ nhựa, hiện nay loại đũa dùng một lần cũng rất thịnh hành. Tuy nhiên, chất lượng của loại đũa này lại là điều đáng lo ngại.

Không chỉ có đồ nhựa, hiện nay loại đũa dùng một lần cũng rất thịnh hành. Tuy nhiên, chất lượng của loại đũa này lại là điều đáng lo ngại.

Quy chuẩn đũa dùng một lần nhưng thực tế thì...

Cuộc sống hiện đại kéo theo mọi thứ cần phải nhanh gọn, tiện nghi và đầy đủ hơn trước. Sự ra đời của túi ni lông hay đồ nhựa dùng một lần nói chung vừa rẻ lại vừa tiện dụng đã được con người tin dùng bao năm nay. Không chỉ có đồ nhựa, hiện nay loại đũa dùng một lần cũng rất thịnh hành. 

thói quen sử dụng đũa một lần

Quy tắc chung của những vật dụng dùng một lần là dùng xong thì bỏ đi chứ không giữ lại cho những lần sau nữa. Mặc dù vậy, vẫn rất nhiều người cho rằng đũa dùng một lần được làm ra từ tre mà xét về chất liệu, đồ dùng bằng tre ắt hẳn là an toàn hơn những vật dụng làm từ nhựa. Với suy nghĩ đó, cộng với việc thấy sau khi ăn xong, rửa đi, đũa vẫn sạch nên nhiều người thường bỏ qua hướng dẫn sử dụng "chỉ dùng một lần", thay vào đó là tiếp tục dùng như đũa ăn hàng ngày, đặc biệt là tại các hàng quán.

Tuy nhiên, cũng có người cẩn thận hơn. Họ cho rằng loại đũa dùng một lần này có thể dùng nhiều hơn 1 lần nhưng phải biết cách loại trừ nguy hiểm. Chính bởi vậy mà chúng ta dễ dàng bắt gặp không ít trường hợp tại các hàng quán, người dùng tặc lưỡi và tỉ mẩn xát chanh lên đũa cho sạch. Một số người khác lại nghi ngại hóa chất trong đũa nên đã cẩn thận ngâm, tráng đũa qua nước nóng xin tại cửa hàng hoặc hì hụi dùng giấy ăn để lau sạch đũa thì thôi. Theo họ, đây là những cách giúp khử trùng đũa dùng một lần tốt nhất, tránh mọi nấm mốc, vi khuẩn trong từng cây đũa. Cứ như vậy, đũa dùng một lần được dùng đi dùng lại qua nhiều ngày và người dân cũng hồn nhiên chấp nhận điều này như một lẽ đương nhiên mà không hề lo ngại liệu nó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình hay không.

Một thử nghiệm được thực hiện vào năm 2013 của ngôi sao điện ảnh Huang Bo (Trung Quốc) đã khiến nhiều người phải rùng mình. Huang Bo đã  bỏ đôi đũa dùng một lần vào một bát nước nóng và nhận thấy, bát nước dần dần chuyển sang màu vàng ngà và có mùi lưu huỳnh cực mạnh bốc lên. Thông tin này đã khiến không ít người tiêu dùng hoang mang, cho rằng đũa dùng một lần gây hại cho sức khỏe. Mỗi ngày trên mạng xã hội Weibo có đến 100.000 lần chia sẻ dòng trạng thái cùng hình ảnh đăng tải đũa dùng một lần đựng trong bát nước nóng của nam diễn viên.

thói quen sử dụng đũa một lần

Vậy thực hư cách tạo nên đôi đũa dùng một lần là thế nào? Đũa ngâm tẩm hóa chất có thật hay không và gây ảnh hưởng thế nào cho sức khỏe? Đâu mới là cách dùng đũa một lần đúng đắn? Dùng đũa quá một lần thì làm sao?... Rất nhiều những suy nghĩ, đồn đoán về đũa dùng một lần đang khiến người tiêu dùng hoang mang.

Tái sử dụng đũa dùng một lần có thể dẫn đến ngộ độc, mắc bệnh mãn tính

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội), đũa dùng một lần là loại đũa rẻ tiền, chất lượng cũng rẻ tiền được làm từ loại tre còn non, không phải là loại tre già như loại đũa bình thường chúng ta vẫn dùng để gắp thức ăn ở nhà. Loại đũa dùng một lần rất tiện lợi, nhất là khi có đông người, phải sử dụng nhiều bát đũa, chén đĩa để ăn uống. Lúc này, sử dụng đũa dùng một lần sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn rất nhiều trong việc dọn dẹp, rửa sạch bát đĩa, xoong nồi. Vì là đũa dùng một lần, sau khi ăn xong, bạn chỉ cần ném vào thùng rác vứt đi.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh: “Đũa dùng một lần không ảnh hưởng gì đến sức khỏe thông qua đường ăn uống nếu chúng ta đảm bảo nguyên tắc dùng một lần xong không được dùng lại”.

thói quen sử dụng đũa một lần

Còn nếu bạn cứ tiếp tục rửa và giữ đũa để dùng như một thói quen lười biếng thì sẽ phải đối mặt với những rủi ro về sức khỏe. “Đũa dùng một lần vốn xốp, ăn xong rất khó rửa sạch, nếu để lại nhiều ngày sẽ dễ dẫn đến nấm mốc. Khi gắp thức ăn bằng đũa đã mốc, nấm mốc sẽ vô tình chui vào miệng đi xuống dạ dày. Những người bụng dạ yếu thì có thể bị đau bụng ngay. Còn nếu không, thói quen xấu này sẽ khiến tích tụ chất độc hại ở trong người, về lâu dài gây ảnh hưởng cho sức khỏe, dễ mắc các bệnh mãn tính”, ông Thịnh cho hay.

Nhưng việc sử dụng đũa ăn một lần cũng không cần thiết phải quá tiêu cực. Theo ông Thịnh, hiện nay người ta thường rỉ tai nhau chuyện ngâm tẩm đũa vào một thứ nước gì đó và lo lắng sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Do đó, trước khi ăn ngoài hàng quán, họ ra sức khử trùng cho đôi đũa bằng cách xát chanh, nhúng dấm hay dội nước nóng...

"Về nguyên tắc, đũa mang ra gắp thức ăn phải khô, được cho vào túi ni lông sạch sẽ là đảm bảo vệ sinh, tránh dùng đũa bẩn. Còn việc làm thái quá như trên không có tác dụng làm cho đũa sạch hơn mà bạn còn có thể bị mắc bệnh vì dùng giấy ăn lau đũa chắc gì đã sạch sẽ? Do đó, điều bạn cho rằng tốt cho sức khỏe ấy là không cần thiết. Nếu không sử dụng chanh, dấm, nước nóng lau đũa mà lau bằng giấy ăn cũng thế. Thực ra việc làm này khiến chúng ta có cảm giác yên tâm hơn, cảm thấy sạch sẽ hơn thôi chứ hoàn toàn vô tác dụng", ông Thịnh nói.
 
Riêng vấn đề ngâm đũa vào nước nóng khiến nước đổi màu, chuyên gia lý giải rằng: Đũa dùng một lần được lấy từ tre non nên có màu từ cây tre, cần qua công đoạn tẩy trắng, vô khuẩn bằng chất diệt khuẩn. Đây là quy trình khử trùng đũa rất tốt. Bạn không cần quá hoảng hốt nếu thấy đũa dùng một lần được ngâm tẩm với nước chứa hóa chất hay dội nước nóng thấy màu nước thay đổi. Điều này không ăn nhằm gì vì chúng ta dùng đũa để hỗ trợ việc ăn cơm chứ không phải nhai luôn cả đũa ăn vào dạ dày.

“Khả năng tiếp xúc phơi nhiễm của đũa ăn vào trong bụng là rất ít, trong khi việc khử trùng đũa là việc rất tốt, nên làm, ngăn chặn được nhiều vi khuẩn, nấm mốc khi đũa chưa được dùng đến. Nhưng có một điều, hàng trăm hàng triệu người sử dụng đũa dùng một lần như vậy rồi vứt đi thì sẽ gây ô nhiễm môi trường”, ông Thịnh cho biết thêm.

“Nguyên tắc của đũa dùng một lần và những loại được quy định dùng một lần nói chung là chỉ dùng một lần. Nếu cứ nhất quyết dùng thêm nhiều lần thì sẽ gây nên hậu quả về lâu dài cho sức khỏe. Đây là điều không thể tránh được. Do đó, cách tốt nhất là bạn cần bỏ đi ngay sau lần đầu sử dụng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình, tạo nên thói quen sống lành mạnh”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Theo vị phó giáo sư này, cách tốt nhất là phía Nhà nước cần ra lệnh thu hồi để tái chế làm thành bìa các tông, sử dụng để đóng hộp nhiều sản phẩm khác. Đũa dùng một lần sau khi vứt đi thực ra cũng sẽ bị mục thành đất nên cũng không gây nguy hại gì sau khi vứt. Vấn đề ở đây là nhìn môi trường không còn xanh – sạch – đẹp và việc vứt đi như vậy rất lãng phí. Do đó, phía lãnh đạo nên thu hồi để tái chế làm bìa các tông. 
 
Theo Trí thức trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.