Sự thật về câu chuyện một gia đình tử vong do uống nước ngọt từ lon và lời cảnh báo ai cũng nên lưu tâm

Đó không chỉ là thuận tiện mà còn là sở thích bởi cảm giác mát lạnh tức thì từ lon nước ngọt mang đến. Tuy nhiên, giờ đây đã có lý do để bạn phải cẩn thận hơn với thói quen, sở thích này.

Đó không chỉ là thuận tiện mà còn là sở thích bởi cảm giác mát lạnh tức thì từ lon nước ngọt mang đến. Tuy nhiên, giờ đây đã có lý do để bạn phải cẩn thận hơn với thói quen, sở thích này.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe về việc vài thành viên của một gia đình nọ sau chuyến picnic đã phải nhập viện và các bác sĩ kết luận họ đã nhiễm khuẩn Leptospira, dẫn đến tử vong sau khi uống nước ngọt trực tiếp từ lon. Việc này đã được rất nhiều người cảnh báo qua email, qua mạng xã hội nhằm kêu gọi mọi người cẩn trọng khi uống nước ngọt trực tiếp từ lon.

Nội dung cụ thể lời cảnh báo từ email như sau:

QUAN TRỌNG! XIN ĐỌC: Đừng xóa thư này cho đến khi bạn chia sẻ cho mọi người.

Vào Chủ nhật, một gia đình đi picnic mang theo vài lon nước ngọt. Tuy nhiên, vào thứ Hai sau đó, hai thành viên trong gia đình có tham gia chuyến dã ngoại đã phải nhập viện và phải vào phòng hồi sức tích cực. Nhưng họ đã qua đời vào ngày thứ Tư.

Kết quả khám nghiệm tử thi kết luận họ đã nhiễm khuẩn Leptospira. Vi khuẩn này tồn tại trên lon nước ngọt và họ đã uống trực tiếp mà không đổ ra ly, cốc hay dùng ống hút. Kết quả xét nghiệm sau đó cho thấy lon nước ngọt họ dùng có mẫu nước tiểu chuột và khi khô lại, nước tiểu chuột sẽ chứa Leptospira. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người phải rửa sạch lon nước ngọt trước khi uống bởi những lon nước này sau khi được lưu trong kho sẽ được chuyển đến các cửa hàng mà không hề được làm sạch.

Một nghiên cứu sau đó cho thấy rằng hầu hết lon nước giải khác đều ô nhiễm hơn nhà vệ sinh công cộng (đầy vi trùng, vi khuẩn). Vì vậy, rửa sạch lon trước khi uống là việc làm cần thiết để tránh nhiễm khuẩn.

Sự thật về câu chuyện một gia đình tử vong do uống nước ngọt từ lon và lời cảnh báo ai cũng nên lưu tâm - Ảnh 1.

Rửa sạch lon trước khi uống là việc làm cần thiết để tránh nhiễm khuẩn. (Ảnh: Internet)

Và còn nhiều, nhiều biến thể khác của lời cảnh báo với mục đích kêu gọi mọi người nên rửa sạch lon nước ngọt rồi mới uống. Trên thực tế, những lời kêu gọi này xuất phát từ một tin tức được lan truyền vào năm 1998. Tin tức có nội dung như sau:

Một nhân viên được yêu cầu đến dọn dẹp nhà kho công ty tại trụ sở ở Maui. Khi trở về, ông phàn nàn rằng nhà kho rất bẩn thỉu, ông còn nhìn thấy chuột chết khô và phân chuột, nước tiểu chuột trong đó. Vài ngày sau, ông bắt đầu cảm thấy dạ dày có vấn đề, đau nhức khớp, đau đầu, bắt đầu ói mửa. Và rồi ông đi ngủ nhưng không không bao giờ tỉnh dậy. Chỉ trong 2 ngày nằm yên, ông đã rất ốm yếu, lượng đường trong máu giảm còn 66, nhãn cầu và mặt đều vàng.

Ông được đưa đến cấp cứu ở Pal Momi và các bác sĩ cho rằng ông bị rối loạn chức năng đa cơ quan. Ngay lập tức, ông được chuyển đến Bệnh viện St. Francis. Các bác sĩ đã hết sức để ổn định sức khỏe ông. Họ cho rằng, dù cho có phép màu giúp người đàn ông này tỉnh lại nhưng ông vẫn sẽ cần lá gan, thận, tuyến tụy và bàng quang mới. Nhưng ông đã qua đời trước nửa đêm ngày hôm đó.

Các bác sĩ sau đó đã hỏi người nhà liệu người đàn ông này có tiếp xúc với chuột chết khô hay phân chuột khô hay không. Bởi có một loại virus (giống virus Hanta) sống trong chuột chết khô và phân chuột, nước tiểu chuột. Một khi khô, chúng sẽ như bụi, có thể dễ dàng hít hay nuốt phải nếu không rửa tay, mặt cẩn thận hay mặc đồ bảo hộ.

Công tác khám nghiệm tử thi sau đó đã được thực hiện để xác minh nghi ngờ của bác sĩ, đồng thời những mẫu thử đã được gửi đến CDC ở Atlanta (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ)

Xin hãy cẩn thận rửa sạch lon nước ngọt, hộp thực phẩm, bao bì, vỏ hộp ngũ cốc… Những thứ bạn mua trong siêu thị đều được trữ trong nhà kho và trong đó có chuột hay không bạn không hề biết.

Sự thật về câu chuyện một gia đình tử vong do uống nước ngọt từ lon và lời cảnh báo ai cũng nên lưu tâm - Ảnh 2.

Rất nhiều lời kêu gọi phải rửa sạch lon nước ngọt trước khi uống đã xuất hiện (Ảnh: Internet)

Sau khi tin tức đó được chia sẻ, nhiều người khẳng định rằng nhiều chi tiết trong đó không chính xác. Và một thời gian sau, CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng dịch Hoa Kỳ) đã gửi thông báo:

CDC đã nhận được nhiều email báo cáo về việc một nhân viên bị nhiễm virus hanta khi làm việc trong nhà kho. Theo đó, việc nhiễm bệnh là do tiếp xúc với chất thải khô của chuột có chứa virus hanta, đồng thời kêu gọi người đọc phải cẩn thận tiếp xúc với lon nước ngọt, bao bì thực phẩm bởi nó có thể chứa virus hanta.

Email đó là không đúng. CDC không thể chứng minh nội dung email là có thật cũng như CDC chưa từng nhận được yêu cầu tham gia kiểm tra mẫu bệnh phẩm như email đó mô tả.

Có thể thấy, rõ ràng thói quen của mọi người từ Tây sang Đông, từ xưa đến nay là uống nước ngọt trực tiếp từ lon. Đó không chỉ là một sự thuận tiện mà còn là sở thích bởi cảm giác mát lạnh tức thì từ lon nước ngọt mang đến mà không cần phải loay hoay tìm ly, cho đá vào rồi mới uống. Tuy nhiên, giờ đây đã có lý do để bạn phải cẩn thận hơn với thói quen, sở thích này.

Bỏ qua những lời cảnh báo nghe có vẻ đầy thuyết phục nhưng lại chưa được khoa học kiểm chứng kia, mỗi khi mở lon nước ngọt uống, bạn cũng cần lưu ý phải rửa lon cho sạch. Bạn nghĩ rằng lau bằng khăn giấy là đủ à?

Sự thật về câu chuyện một gia đình tử vong do uống nước ngọt từ lon và lời cảnh báo ai cũng nên lưu tâm - Ảnh 3.

Giờ đây đã có lý do để bạn phải cẩn thận hơn với thói quen, sở thích này. (Ảnh: Internet)

Được bọc trong tấm nhựa rồi mới rời khỏi nhà máy rồi mới đến siêu thị để không bị bám bụi, nhưng những lon nước ngọt được đặt trên kệ siêu thị rất lâu nên việc tích lũy bụi bám lên lon là điều không thể tránh khỏi. Thực tế, để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe, bạn nên rửa chúng với xà phòng diệt khuẩn rồi mới uống, dù cho uống trực tiếp hay rót ra ly.

Thêm vào đó, trước khi mở lon, bạn cũng nên lưu ý:

- Làm sạch lon trước khi mở bởi bạn không biết lon nước có được trữ đúng cách hay không.

- Nếu dùng khăn giấy để lau, hãy nhớ rằng bụi có thể được làm sạch nhưng nó không tiệt trùng.

- Kiểm tra xem lon còn nguyên vẹn hay không, có bị gỉ sét, sưng phồng hay hư hỏng hay không.

- Nếu bị phồng, đó là dấu hiệu cho thấy nhiễm bẩn do khử trùng không đúng cách.

- Nếu lon bị biến dạng hoặc không nguyên vẹn, lớp phủ bên trong nhằm ngăn ngừa kim loại tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng có thể đã bị vỡ. Trong trường hợp này, các kim loại bị oxy hóa và các oxit này pha trộn với chất lỏng, không tốt cho sức khỏe và bạn không nên dùng lon này.


Theo Trí Thức Trẻ

thói quen xấu

vệ sinh

nước ngọt

nhiễm khuẩn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.