Suy thận vì… viêm họng

Chỉ cần vài đợt viêm cầu thận cấp do viêm họng hay mụn nhọt lở loét trên da không chữa dứt điểm, trẻ có thể bị suy thận mạn, phải chạy thận nhưng khả năng kéo dài sự sống vẫn thấp.

Chỉ cần vài đợt viêm cầu thận cấp do viêm họnghay mụn nhọt lở loét trên da không chữa dứt điểm, trẻ có thể bị suy thậnmạn, phải chạy thận nhưng khả năng kéo dài sự sống vẫn thấp. 

Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (HàNội) cho biết, khoa từng tiếp nhận bệnh nhi ba tuổi bị suy thận mạn (STM),phải chạy thận nhân tạo.

Trẻ bị suy thận mạn kém phát triển

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, còn nhớ mãimột trường hợp bệnh nhi 12 tuổi bị STM. Đứa trẻ này bỗng nhiên bị phù, haymệt, chán ăn nên gia đình đưa lên khoa Nhi khám và được chẩn đoán là bị hộichứng thận hư. Sau khi uống thuốc, bệnh nhi hết phù nhưng lại không tái khámtheo lời hẹn của bác sĩ. Sau vài tháng, cháu bỗng bị phù nặng hơn trước,bụng trướng to. Lần này gia đình mới đưa lên khám lại nhưng đã muộn, cháu béđã bị STM.

Suy thận vì… viêm họng

Điều trị cho trẻ bị STM tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: Như Ý)


Theo bác sĩ Dũng, nguyên nhân hàng đầu gây STM ở trẻ là viêm cầu thận. Thôngthường trẻ bị đợt viêm cầu thận cấp sẽ tự khỏi. Điều này khiến nhiều bậc chamẹ chủ quan không điều trị dứt điểm cho con nên viêm cầu thận cấp tái đi táilại nhiều lần. Nhiều nghiên cứu cho thấy 5% - 10% trẻ viêm cầu thận cấp sẽphát triển thành mạn tính và gây biến chứng STM sau 10 năm. Điều đáng longại là trẻ rất dễ bị viêm cầu thận cấp sau đợt viêm họng hoặc viêm da (mụnnhọt, lở loét trên da) do liên cầu khuẩn. Tỷ lệ này lên tới 80%.

Nguyên nhân thứ hai là trẻ bị viêm bể thận, viêmthận kẽ. Ngoài ra, bệnh cũng hay gặp ở những trẻ bị các bệnh bẩm sinh như dịdạng mạch máu thận, dị dạng tiết niệu…

Tiến sĩ Luận cho biết, trẻ STM thường có những biểu hiện như xanh xao, thiếumáu, sút cân, người mệt mỏi, biếng ăn, phù toàn thân… Một số trường hợp cóbiến chứng cao huyết áp, đái ra máu. Cơ thể trẻ bị STM kém phát triển, ítbiến đổi khi bước vào giai đoạn dậy thì. Có tới 50% trường hợp mắc bệnh dùđến tuổi 15 vẫn cao dưới mức bình thường. Ngoài ra, trẻ dễ bị gặp biến chứngthiếu dưỡng xương dẫn tới biến dạng xương, loãng xương.

Kiểm soát chặt chếđộ ăn

Các bác sĩ cảnh báo, khi STM là bệnh đã tiến triển dần đến suy thận giaiđoạn cuối. Trẻ em bị STM ít gặp hơn ở người lớn nhưng nếu gặp thì tình trạngbệnh lý lại nặng hơn rất nhiều. Phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là ghépthận.

Tuy nhiên, theo tiến sĩ Luận, phương pháp này cũng gặp khó khăn rấtlớn như nguồn tạng phù hợp khan hiếm, ngay cả khi trẻ được ghép thận thìnguy cơ nhiễm trùng, nuôi dưỡng sau ghép cũng phức tạp hơn người lớn. Cácphương pháp điều trị bảo tồn như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng chỉ cóvai trò kéo dài thời gian ổn định chức năng thận và làm chậm tiến triển củabệnh. Khả năng kéo dài sự sống cho bệnh nhi cũng chỉ được 4 - 5 năm.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ nên chú ý chăm sóc sức khỏe cho trẻ, vệsinh răng miệng, giữ gìn trẻ luôn sạch sẽ, phòng và điều trị sớm các nhiễmkhuẩn ở họng và da, phát hiện sớm các bệnh thận bẩm sinh gây STM. Cha mẹ nêncho trẻ đi thử nước tiểu định kỳ hai lần mỗi năm. Ngay khi trẻ có biểu hiệnbiếng ăn, người mệt mỏi, sút cân, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế.

Đối với trẻ đã bị STM, chế độ ăn giữ vai trò quan trọng. Cha mẹ phải kiểmsoát chặt chẽ việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng của trẻ, không cho trẻ được ănmặn hoặc uống quá nhiều nước. Đặc biệt, trẻ bị STM cần tránh ăn các hoa quả,rau chứa nhiều kali như lựu, mít, cam, chanh, bưởi, chuối, nho, dừa, nhãnkhô, vải khô, điều, hạt dẻ, chocolate, rau dền, rau muống, mồng tơi, đậucuve, khoai tây, cà chua, khoai lang, su hào, nấm … Có thể sử dụng các loạiquả ít kali như lê, quýt, vú sữa, dưa hấu, táo, nước ép quất, mía, mận, dứahoặc các loại rau họ bầu bí, mướp, súp lơ, bong cải xanh …

Theo Xuân Trường
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.