Tác dụng của cây tía tô

Tía tô là loại cây rau gia vị rất thông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấu cháo ăn cũng rất tốt. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vị thuốc phổ biến trong Đông y.

Tía tô là loại cây rau gia vị rấtthông dụng ở nước ta, lá dùng để nấu canh hoặc ăn sống, hạt thì nghiền ra nấucháo ăn cũng rất tốt. Ngoài việc dùng để ăn, lá và hạt tía tô đều là những vịthuốc phổ biến trong Đông y.

Lá tía tô vị cay, tính ấm có tác dụng hạ khí, tiêuđờm dùng chữa cảm cúm không ra mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy bụng. Hạt tía tôdùng chữa các bệnh ho, suyễn, táo bón và mộng tinh.

Tác dụng của cây tía tô

Các bài thuốc từ tía tô

Trị cảm cúm, ho nặng:

- Nếu bị chứng cảm cúm nhưng mồhôi không ra, lại ho đến tức ngực thì nấu cháo múc ra 1 bát còn nóng nguyên rồitrộn đều vào 10 - 12g lá tía tô đã rửa sạch thái nhỏ cho người bệnh ăn, sau đótrùm kín chăn cho toát mồ hôi ra thì khỏi.

- Lấy 20g lá tía tô tươi rửasạch, giã thật nát cho thêm nước sôi vào rồi chắt gạn lấy khoảng 100ml nướctrong, uống rất công hiệu.

Trị chứng đầy bụng bí tiểu:

- Nếu như bị chứng tiểu tiệnkhông thông, bụng dưới đầy trướng thì lấy khoảng 2kg cả cây (cành, lá, hoa, hạt)cho vào nấu sôi, xông vào phần bụng dưới thấy nguội thì đổ thêm nước sôi, sau đódùng vải bọc muối rang nóng chườm vào những chỗ trướng cứng và rốn thì sẽ thôngtiểu ngay, đầy trướng cũng xẹp dần xuống.

- Nếu thấy tự nhiên bụng đầytrướng rất đau (đau quặng) thì lấy khoảng 1 nắm lá tía tô giã nát, rồi gạn lấynước hòa thêm vào một ít muối uống hết 1 lần. Nếu thấy bị nôn và đi tiêu chảy làhết đau trướng.

Trị chứng táo bón:

Người cao tuổi và người suy yếumà bị chứng táo bón thì lấy hạt tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng 15g, cho cả haithứ vào giã nhỏ, chế thêm vào 1 bát nước, khuấy đều lên rồi chắt lọc lấy nướccốt nấu cháo ăn rất công hiệu.

Trị các chứng thổ huyết: Nếu bịcác chứng ho ra máu, nôn ra máu… thì dùng lá tía tô và hạt hẹ, mỗi thứ khoảng15g, cho cả hai thứ vào giã nhỏ chế vào thêm 1 bát nước khuấy đều lên rồi chắtlọc lấy nước cô thành cao. Lấy đậu đỏ sao chín lên, tán thành bột mịn rồi trộnthật đều với cao, viên lại thành viên cỡ bằng hạt ngô. Uống thường xuyên mỗingày từ 20 - 40 viên, rất công hiệu.

Trị chứng hen suyễn: Người bị hensuyễn do bị yếu phổi (chủ yếu thấy ở người cao tuổi) thì lấy khoảng 50g hạt tíatô, sao qua, tán thành bột mịn rồi đổ nước vào gạn lấy nước cốt (1 bát nước) đemnấu cháo với gạo tẻ, ăn vào lúc đói rất công hiệu.

Trị chứng dương vật bị lở: Nếutrẻ nhỏ bị chứng lở dương vật nước mủ chảy ra thì phải lập tức lấy 1 nắm lá tíatô rửa bằng nước muối rồi giã nát đắp rịt vào chỗ đau, rất hiệu nghiệm.

Lưu ý: không ăn cá chép chung vớitía tô, dễ bị sinh độc thành mụn nhọt.

Theo Tác dụng của cây tía tô



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.