Tai hoạ thiếu máu dinh dưỡng

Thiếu máu dinh dưỡng phổbiến trên nhiều đối tượng, xảy ra trong thời gian dài, để lại nhiều di chứng,điều trị tốn kém, là mối nguy gây tai biến sản khoa, giảm phát triển trí tuệ vàthể lực, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Thiếu máu dinh dưỡng phổbiến trên nhiều đối tượng, xảy ra trong thời gian dài, để lại nhiều di chứng,điều trị tốn kém, là mối nguy gây tai biến sản khoa, giảm phát triển trí tuệ vàthể lực, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia.

Ai dễ thiếu máu dinh dưỡng?

Trong điều trị y khoa, thiếu máudinh dưỡng được hiểu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin (Hb)trong máu xuống thấp hơn bình thường, do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cầnthiết cho quá trình tạo máu: sắt, axit folic, vitamin B12... Trong đó, tìnhtrạng thiếu máu và thiếu sắt cùng lúc là phổ biến nhất.

Học sinh trung học phổ thông làlứa tuổi đang tăng trưởng nên có nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng cao.Trong giai đoạn này, thể tích máu cũng gia tăng, làm tăng nhu cầu về chất sắt.Đối với các em trai, khi chế độ ăn đạt nhu cầu về năng lượng và ăn đa dạng thựcphẩm thì thường sẽ đáp ứng đủ nhu cầu chất sắt.

Tuy nhiên, đối với các em gái,bên cạnh cần chất sắt để tăng trưởng thì các em còn cần để bù đắp lượng sắt mấttheo chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nhu cầu chất sắt của các em gái là 30 –40mg/ngày, cao hơn so với các em trai (14 – 18mg/ngày). Vì nhu cầu năng lượngkhông cao (nữ giới thường ăn ít hơn nam giới) nhưng nhu cầu chất sắt lại cao nêncác em gái rất dễ bị thiếu chất sắt, đưa đến tình trạng thiếu máu.

Tai hoạ thiếu máu dinh dưỡng

Ảnh minh họa

Nhiều di chứng nguy hiểm

Chất sắt là vi chất quan trọngtham gia trong quá trình tạo máu và một phần cấu trúc bộ não. Thiếu sắt sẽ dẫnđến thiếu máu do thiếu sắt, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và khả năng họctập của trẻ em:

Giảm phát triển trí tuệ, vậnđộng: chất sắt không chỉ cung cấp oxy cho não mà còn tham gia trực tiếp vào pháttriển chức năng não bộ. Một số vùng của não chứa lượng sắt khá lớn. Thiếu sắtlàm giảm phát triển trí tuệ, vận động của trẻ nhỏ và trẻ tuổi học đường. Mộtnghiên cứu ở Mỹ cho thấy học sinh tuy chỉ mới thiếu dự trữ sắt, chưa có biểuhiện thiếu máu, nhưng khả năng toán học cũng đã thấp hơn các em học sinh có dựtrữ sắt đầy đủ.

Giảm khả năng học tập, hoạt độngthể lực: thiếu sắt làm lượng hemoglobin giảm, khả năng vận chuyển oxy cung cấpcho các cơ quan bị hạn chế. Não bị thiếu oxy nên các em học sẽ kém tập trung,hay ngủ gật trong giờ học, học bài khó nhớ, mau quên. Cơ bắp không đủ oxy nêncác em sẽ mau mệt khi hoạt động thể lực.

Gây ra tình trạng suy tim, chóngmặt: nếu thiếu máu nặng, tim phải tăng cường hoạt động để đảm bảo lượng oxy cungcấp cho các cơ quan, lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim, khó thở, tức ngực. Thiếu máunão còn dẫn đến chóng mặt, ù tai khi thay đổi tư thế hoặc làm việc nặng.

Giảm sức đề kháng với bệnh nhiễmtrùng: thiếu máu, thiếu sắt làm giảm chức năng bạch cầu (giảm khả năng tạo khángthể, khả năng thực bào tiêu diệt tác nhân gây bệnh). Hậu quả là dễ bị nhiễmtrùng, tạo vòng xoắn bệnh lý thiếu máu và nhiễm trùng.

Tăng nguy cơ ở phụ nữ có thai:thiếu sắt ở thai phụ làm tăng nguy cơ bị bệnh ở người mẹ, nguy cơ đẻ non, dự trữsắt ở trẻ kém, nguy cơ cao trẻ bị tử vong sớm sau sinh.

Giảm phát triển thể lực: thiếumáu dinh dưỡng làm trẻ chậm tăng trưởng. Bổ sung sắt có thể giúp cải thiện cânnặng, chiều cao. Tuy nhiên kết quả còn tuỳ thuộc tuổi, bệnh tật kèm theo, mức độthiếu sắt và khẩu phần ăn của các em.

Dự phòng bằng cách nào?

Thiếu máu dinh dưỡng là một bệnhtiềm ẩn, phổ biến, gây nhiều hậu quả xấu cho cá nhân và xã hội. Dự phòng thiếumáu cho nữ sinh cấp ba là hết sức cần thiết, giúp các em có thể chất khoẻ mạnhđể học tập, lao động và làm mẹ trong tương lai, bằng cách:

Đa dạng hoá bữa ăn: chọn thựcphẩm giàu sắt, có bổ sung sắt, giúp hấp thu tốt chất sắt. Sắt có nhiều trongthịt, cá, gan, huyết, trứng, đậu đỗ, rau xanh. Sắt từ thức ăn có nguồn gốc độngvật sẽ hấp thu tốt hơn sắt từ nguồn thực vật. Dùng thực phẩm lên men (dưa chua,dưa giá…) cùng bữa ăn hoặc dùng các loại trái cây tươi giàu vitamin C như cam,bưởi, táo, sơri, thơm… ngay sau bữa chính sẽ giúp hấp thu tốt chất sắt từ bữaăn. Những chất ức chế hấp thu sắt trong thực phẩm: phytat, inositol (có trongcác hạt họ đậu, phần vỏ của các hạt ngũ cốc, một số loại rau), tanin (có nhiềutrong trà, càphê, coca, một số loại rau có vị chát), canxi (từ một số sản phẩmsữa, chế phẩm dược). Do đó, không nên uống nước trà đặc, càphê, coca ngay saubữa ăn vì sẽ làm giảm hấp thu chất sắt. Có thể uống từ 1 – 2 giờ sau bữa ăn, khithức ăn đã được tiêu hoá khỏi dạ dày. Nên uống sữa và sản phẩm từ sữa riêng biệtvới bữa ăn chính.

Phòng chống nhiễm ký sinh trùng:vệ sinh ăn uống, môi trường sống, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng.

Bổ sung viên sắt: liều bổ sungsắt dự phòng thiếu máu cho các em gái từ 15 tuổi trở lên và phụ nữ tuổi sinh đẻlà: 60mg sắt và 0,4mg axit folic/tuần và dùng 16 tuần mỗi năm. Chú ý, viên sắtcó vị tanh, tác dụng phụ gây xáo trộn tiêu hoá (buồn nôn, táo bón). Có thể khắcphục bằng cách không uống lúc bụng đói, ăn rau, trái cây để tránh táo bón. Khiuống viên sắt, đi cầu phân đen là bình thường. Không uống thuốc sắt cùng vớisữa, chế phẩm từ sữa hoặc thuốc có canxi vì sẽ cạnh tranh hấp thu. Đậy kín nắp,để viên sắt nơi mát, tránh để bị ẩm và oxy hoá.

Theo TS.BS Trần Thị MinhHạnh
SGTT



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.