Tập xi tè cho trẻ: Tiện cho mẹ, hại cho con!

Ngày xưa các bậc phụ huynh xem việc xi tè cho bé là chuyện bình thường. Chính vì vậy họ có quan điểm nuôi con khác với thế hệ trẻ ngày nay và luôn muốn xi bé rất sớm.

Ngày xưa các bậc phụ huynh xem việc xi tè cho bé là chuyện bình thường. Chính vì vậy họ có quan điểm nuôi con khác với thế hệ trẻ ngày nay và luôn muốn xi bé rất sớm.

>>Thuốc hay chữa bệnh đái dầm

Trước đây, lý do để bố mẹ tập xi tè cho bé sớm là để con biết đi vệ sinh ở những thời điểm nhất định, giúp trẻ sớm bỏ bỉm, tránh bị hăm, bị rôm sảy. Tuy nhiên, điều này chỉ mang lại thuận tiện cho bố mẹ, ông bà chứ không có lợi cho bé. Theo các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ xi tè cho con khi bé chưa được 3 tuổi sẽ phá vỡ quy trình phát triển bàng quang. Trẻ dưới 1 tuổi, bàng quang đang trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh tới 3 tuổi, nếu mẹ tập xi tè sẽ phá vỡ quy trình này. Vì bàng quang cần được tích đầy và xả rỗng tự do nhưng do mẹ xi tè khiến nó không theo nhu cầu của trẻ.

sức khỏe,chăm con,xi tè,xi tè cho con

Thời điểm tốt nhất để tập xi tè cho trẻ chính là khoảng từ 3 tuổi (Ảnh minh họa)

Theo Tiến sĩ/bác sĩ Tiết niệu Trẻ em Steve Hodges, trong các nghiên cứu của ông cho thấy, trẻ được tập xi tè trước khi lên 2 sẽ có khả năng tè dầm (vào ban ngày) cao gấp 3 lần trẻ được tập xi tè trong độ tuổi từ 2 đến 3. Thậm chí nhìn vào các kết quả X-quang được thực hiện tại Bệnh viện Wake Foreset, 90% trẻ được tập ngồi bô sớm có vấn đề về táo bón. Theo ông, độ tuổi tốt nhất để tập xi tè cho trẻ chính là khoảng từ 3 tuổi. Lúc này, trẻ đã có nhận thức, biết nói những điều mình cần, biết gọi bố mẹ khi có vấn đề, do đó, bạn đã có thể tập cho con gọi người lớn khi bản thân bé cảm thấy mình có nhu cầu tiểu tiện, đại tiện.

Mỗi khi con gọi để người lớn giúp đỡ đi vệ sinh, bố mẹ đừng quên tặng con lời khen ngợi, khích lệ và mỗi khi con lỡ quên có tè dầm thì bố mẹ, người thân đừng vội chế giễu, cười cợt con. Và cũng đừng áp dụng hình phạt khi con quên gọi.

>>Chữa chứng đái dầm ở trẻ

Theo GĐVN

chăm sóc con

đi vệ sinh

xi tè


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.