Thiền và sức khỏe

Trên thực tế, người thầy thuốc chỉ có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ, chỉ có thể chữa đượccái bệnh mà không chữa được cái hoạn.

Trên thực tế, người thầy thuốcchỉ có thể chữa được cái đau mà không chữa được cái khổ, chỉ có thể chữa đượccái bệnh mà không chữa được cái hoạn. Do vậy mà dù khoa học y học ngày càng pháttriển với những thành tựu đáng kinh ngạc nhưng cũng chỉ là manh mún và thiếusót, tình trạng tâm thần, tự tử, bạo lực, bất an và các bệnh do hành vi lối sốnggây ra như tim mạch, tiểu đường, béo phì… cứ ngày càng phát triển. Thiền, phảichăng là một lối thoát?

Cho đến nay, các nhà y học chínhthống và bảo thủ nhất cũng đã phải công nhận thiền là một phương pháp trị liệukhoa học và hiệu quả trên một số bệnh lý, cũng như cải thiện cả hành vi và lốisống, đem lại những hiệu quả tích cực cho sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng.Ngày càng có nhiều nghiên cứu về lâm sàng và về sinh lý học trong thiền nhằm soisáng nhiều điều trước đây chỉ được biết qua kinh nghiệm. Nhưng thực ra thiềnkhông dừng ở đó. Thiền Phật giáo lại còn có những sắc thái riêng biệt, đáng đượcnghiên cứu và thể nghiệm.

Con đường độc nhất đến thanhtịnh

Thiền và sức khỏe

Trong đời sống thường ngày, nhữngngười bình thường như chúng ta cũng có thể có những phút “ngộ”: đời là vôthường, là bóng câu qua cửa sổ, là bọt bèo, là giấc mộng. Nhưng ta chỉ “ngộ” mộtchút rồi quên, rồi “trôi lăn” theo những tham sân si, những quấn quít chằng chịtkhông sao thoát nổi! Ngay những triết gia quay quắt tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời,sự hiện hữu của kiếp người cũng vẫn loay hoay với bao triết thuyết rồi đâu vàođó. Hẳn phải có một con đường khác.

Phật khẳng định có con đường khác đó: “Đây là con đường độc nhất đưa đến thanhtịnh cho chúng sinh, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí…” Đó chính là conđường hạnh phúc mà Phật đã trải nghiệm với nụ cười tự tại trên môi, con đườngnhất quán, xuyên suốt 45 năm tận tuỵ sẻ chia cho mọi người từ ngày thành đạo. Đólà con đường thực nghiệm, không lý thuyết suông, không hý luận, được kiểm chứngvà có tính phổ quát. Những lời dạy cuối cùng của Phật cùng các đệ tử cũng đãkhông quên nhắc lại con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sinh này,bởi sợ rằng ngày sau người ta lại có thể say mê với những tranh luận, hý luận,mà quên thực hành, thể nghiệm. Con đường đó chính là thiền định, từ đó dẫn đếntuệ giác, giải thoát rốt ráo.

“Thiền thách thức những học giả, những trí thức mà lại mỉm cười với anh hàng thịt, người gánh rau, bởi nó đòi hỏi sự tinh tấn thực hành, sự nhẫn nhục thể nghiệm trên chính bản thân mình hơn là ngàn chương khảo luận”

Thiền đã có từ rất lâu đời. Có lẽ từ ngày xa xưacon người tình cờ phát hiện ra những giây phútrơi vào trạng thái an lạc, sảng khoái, siêuthoát nào đó, một trạng thái nói không được, màchỉ có thể cảm nhận, trực nhận bởi chính bảnthân mình, rồi tích luỹ kinh nghiệm, truyền đạtlại cho nhau bằng nhiều cách. Chính Đức Phật,trong khi tìm kiếm con đường giải thoát, tình cờnhớ lại tuổi ấu thơ của mình đã có lần rơi vàotrạng thái sơ thiền này mà nhanh chóng phát hiệnra con đường riêng của mình, con đường khôngnhững diệt trừ khổ ưu mà còn dẫn đến thành tựuchánh trí. Trước đó ngài đã từng rời bỏ nhữngcon đường thiền khác. Rõ ràng thiền đã có từ xaxưa nhưng thiền Phật giáo có những sáng tạoriêng. Thế nhưng đọc cả chồng sách luận vềthiền, ta càng bị tẩu hoả nhập ma, bởi có lẽ nólà cái gì đó “bất khả thuyết” và đặc biệt “bấtkhả đắc” khi ta nóng lòng muốn “chộp” lấy nó! Nónhư thách thức những học giả, những trí thức màlại mỉm cười với anh hàng thịt, người gánh rau,bởi nó đòi hỏi sự tinh tấn thực hành, sự nhẫnnhục thể nghiệm trên chính bản thân mình hơn làngàn chương khảo luận.

Một phương pháp trị liệu khoahọc

Âu Mỹ mới đi sâu nghiên cứu vềthiền chừng khoảng hơn nửa thế kỷ nay nhưng chỉ 30 năm gần đây thì thiền mớiđược coi là một phương pháp trị liệu khoa học trong y học. Cũng đã có nhữngnghiên cứu so sánh các kỹ thuật thiền. Những nghiên cứu về sinh lý học giúpthiền ngày càng được hiểu rõ hơn. Hành giả có thể giảm đến 40% nhu cầu oxy vàgiảm 50% nhịp thở trong lúc thiền. Lúc đầu các nhà khoa học nghĩ rằng thiền cũnggiống như giấc ngủ hay nghỉ ngơi tích cực, nhưng qua các nghiên cứu cho thấythiền khác hẳn, thực sự là một trạng thái tỉnh giác, ở mức tiêu thụ năng lượngthấp nhất tuỳ trình độ hành giả. Ở những hành giả thực hành thiền dài khoảng 30– 40 phút thấy mức lactate trong động mạch giảm, phenylalanine tăng 20%, hoạtđộng hệ giao cảm giảm trên bề mặt da và nhịp tim cũng giảm đáng kể. Về nội tiết,thấy giảm cortisol (hormone chủ yếu của stress) và ACTH; TSH, GH cũng giảm,trong khi đó arginine vasopressin, được coi là có vai trò trong học tập và trínhớ lại gia tăng đáng kể. Hiện ngày càng có nhiều nghiên cứu về beta-endorphin,corticotropin, melatonin, DHEA hứa hẹn giải thích cơ chế tác dụng của thiền trênnhiều mặt về y sinh học.

Hoạt động điện não đồ EEG cũngcho thấy thiền có sự khác biệt với nghỉ và ngủ. Thiền không phải là giấc ngủ,trái lại là một trạng thái an tịnh tỉnh giác. Các nghiên cứu về sinh lý họctrong thiền vẫn còn đang tiếp diễn. Thế nhưng đã chứng minh được thiền có khảnăng làm giảm stress, cao huyết áp, tạo sự sảng khoái, yếu tố của sức khoẻ, củachất lượng cuộc sống. Nghiên cứu đối chứng về cơn đau kinh niên, lo âu, trầm cảmcho thấy thiền làm giảm 50% các triệu chứng tâm thần nói chung và giảm 70% triệuchứng lo âu. Hành giả thực hành thiền hơn năm năm có tuổi già sinh lý trẻ hơn 12năm so với người cùng tuổi. Một nghiên cứu trên học sinh cấp hai có thực tậpthiền cho thấy kết quả học tập tốt hơn, có khả năng tập trung, có thói quen làmviệc, cải thiện hành vi (xung đột, hung hãn), tăng lòng tự tin, khả năng hợp tácvà quan hệ với người khác. Thiền cũng giúp làm giảm cân, giảm béo phì, nghiệnthuốc lá, rượu và các chất ma tuý nói chung. Đặc biệt, một nghiên cứu đối chứngở 44 bệnh viện cho thấy thiền đã giúp làm giảm sai sót chuyên môn y khoa đến50%, đồng thời cũng làm giảm 70% các vụ khiếu kiện của bệnh nhân đối với bệnhviện. Ở các công nhân kỹ thuật có thực tập thiền trong tám tuần cho thấy họ làmviệc phấn khởi hơn, thích thú hơn, nhiệt tâm hơn, giảm thiểu các bệnh cảm cúmthường gặp so với nhóm không thực tập thiền.

Tóm lại, hiệu quả của thiền đãđược chứng minh trong nhiều lãnh vực đời sống.

Khỏe không phải chỉ là không bệnh

Sức khoẻ được định nghĩa: “là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái về thể chất, tâm thần và xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật” (WHO, tổ chức Sức khoẻ thế giới, 1946). Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khoẻ” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khoẻ của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ… Cái khó ở đây là làm cách nào đánh giá được “tình trạng sảng khoái” về cả ba mặt thể chất, tâm thần và xã hội như định nghĩa đã nêu? Đánh giá sự sảng khoái, sự hài lòng trong cuộc sống – cũng chính là hạnh phúc – là chuyện không đơn giản chút nào! Chính vì thế mà mãi nửa thế kỷ sau, WHO mới đưa ra được một bảng “Đánh giá chất lượng cuộc sống” (Quality of Life Assessment) để cụ thể hoá định nghĩa sức khoẻ đã nêu trên.

WHO định nghĩa: Chất lượng cuộc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống của họ trong bối cảnh văn hoá và các hệ thống giá trị mà họ đang sống, liên quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ. Điều dễ thấy ở đây là cách đo đạc chất lượng cuộc sống đặt trọng tâm lên cảm nhận cá nhân của từng người, cho thấy có cái nhìn khác xưa đối với bệnh tật và sức khoẻ lâu nay chủ yếu dựa vào cảm nhận của thầy thuốc và sự mách bảo của máy móc xét nghiệm!

TheoBS Đỗ Hồng Ngọc
Thiền và sức khỏe



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.