Thời tiết mùa xuân và bệnh hen ở trẻ

Mùa xuân, thời tiết miền Bắcnước ta thay đổi bất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau đợt gió mùa đôngbắc thường có những đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước tạođiều kiện thuận lợi cho các cơn hen xuất hiện.

Mùa xuân, thời tiết miền Bắc nước ta thay đổibất thường, đang ấm chuyển lạnh đột ngột, sau đợt gió mùa đông bắc thường cónhững đợt gió nồm, mưa phùn ẩm ướt, không khí bão hòa hơi nước tạo điều kiệnthuận lợi cho các cơn hen xuất hiện.

Các viêm nhiễm đường hô hấp trên,nhất là VA và amiđan bị nhiễm khuẩn cũng là những gai kích thích gây cơn hen ởtrẻ em.

Thời tiết mùa xuân và bệnh hen ở trẻ
Các viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là VA và amiđan bị nhiễm khuẩn cũng là những gai kích thích gây cơn hen ở trẻ em

Trẻ bị hen ở thể điển hình rất dễbiết, nhất là đối với những trẻ lớn. Thường cơn hen xảy ra về đêm, gần sáng.Trong cơn hen trẻ rất khó thở, nét mặt lo âu, hơi tím tái, vã mồ hôi, thở còcử... Mỗi cơn hen kéo dài khoảng một giờ, sau đó trẻ ho, khạc ra nhiều đờm trắngdính.

Ngoài thể điển hình nói trên, cònthường gặp những thể không điển hình, có những trường hợp nguy kịch, nhưng cũngcó những trường hợp rất nhẹ chỉ biểu hiện như viêm đường hô hấp trên, có tiếngcò cử, thường xuất hiện vào những lúc thay đổi thời tiết, không ảnh hưởng nhiềuđến sức khỏe.

Trẻ càng nhỏ (từ 1 đến 3 tuổi)hen càng nặng, các trẻ lớn bệnh nhẹ hơn. Trẻ có thể bị hen ngay từ khi còn bú(nhân dân ta vẫn gọi là "hen sữa"), nhưng cũng có những cháu đã lớn khoảng 8 - 9tuổi mới mắc bệnh.

Về điều trị, các thuốc chữa bệnhhen hiện nay có nhiều, nhưng phải tuỳ theo lứa tuổi và tình hình bệnh cụ thể củatrẻ mà dùng loại thuốc thích hợp. Ngoài thuốc men và các biện pháp cắt cơn hendo bác sĩ quyết định, gia đình cần chú ý tạo điều kiện thuận lợi để bệnh giảmbằng phương pháp tự nhiên, như thay đổi khí hậu; nhà ở sạch, thoáng và khô ráo;cho trẻ ăn uống thích hợp với cơ địa. Mặt khác phải chú ý điều trị các ổ viêmnhiễm ở đường hô hấp như viêm amiđan, viêm VA để giải quyết những gai kíchthích.

Chăm sóc trẻ bị hen và tiênlượng

Về tương lai của những trẻ bịhen, các nhà nghiên cứu đều nhận thấy bệnh hen của trẻ em thường có tiên lượngthuận lợi hơn người lớn, đa số sẽ khỏi trước tuổi dậy thì. Tuy nhiên tiên lượngcủa bệnh còn phải phụ thuộc vào những biến đổi thực thể ở phổi, số lần lên cơnhen và mức độ nặng nhẹ của cơn hen. Nếu có kèm theo những biến đổi ở phổi nhưgiãn phế quản, viêm phổi kẽ, tràn khí màng phổi... tiên lượng sẽ xấu, còn nếukhông có những tổn thương rõ rệt ở phổi tiên lượng sẽ tốt, không có gì đángngại.

Nói chung bệnh hen của trẻ emthường tiến triển nhẹ và không nhất thiết là một bệnh mạn tính khó chưa như ởngười lớn. Có những cháu bị hen ngay từ khi còn bú nhưng đến lúc lớn lên bệnh sẽtự khỏi. Tuy nhiên vẫn có một số trẻ mang bệnh suốt đời, nhất là những trẻ đãlớn mới bắt đầu bị hen. Thường bệnh hen trẻ em có thể tự khỏi trước khi các embước vào tuổi dậy thì nhưng vấn đề theo dõi, chăm sóc các cháu đòi hỏi nhiềucông phu.

Trong công tác chăm sóc trẻ bị hen, ngoài thuốc men do thầy thuốc quyết định, về phía gia đình cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Để trẻ đỡ lên cơn hen, cần tránh để trẻ ở những nơi ẩm thấp, có nhiều bụi. Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là những hôm thời tiết thay đổi bất thường , đang ấm trở lạnh đột ngột.

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ, thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin; ăn nhiều quả chín, rau tươi; tránh những thức ăn khó tiêu như đồ hộp, trứng, những thức ăn nhiều lipid... Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, nhộng...

- Khuyến khích trẻ tập thể dục đều, nhất là tập thở.

- Về nghỉ mát ngày hè, người ta khuyên nên cho trẻ bị hen nghỉ ở bờ biển, không nên cho các cháu lên những nơi nghỉ mát trên núi cao.

- Chú ý đề phòng và chữa sớm những nhiễm khuẩn ở bộ máy hô hấp, như viêm phế quản, viêm mũi họng... Những bệnh nhiễm khuẩn này thường làm cơn hen tái phát.

Theo BS Hương Liên|
Thời tiết mùa xuân và bệnh hen ở trẻ 



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.