ThS.BS Lê Thị Hải: Dự trữ quá nhiều thực phẩm – Coi chừng ngộ độc ngày Tết

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cơ thể khỏe mạnh vào dịp Tết, thay vì phải vào viện cấp cứu vì các bệnh như rối loạn đường tiêu hóa...

Chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp cơ thể khỏe mạnh vào dịp Tết, thay vì phải vào viện cấp cứu vì các bệnh như rối loạn đường tiêu hóa...

Không nên tích trữ nhiều đồ ăn

Vào dịp lễ, tết, dân gian thường hay nói “ăn Tết”. Điều này đúng trong thời bao cấp, khi quanh năm ngày tháng chỉ đến tết người dân mới có dịp được ăn thoải mái một chút.

Nhưng ngày nay việc ăn uống đã không còn kham khổ như trước, nhà nào cũng rất nhiều đồ ăn thức uống. Do đó, nếu trong ngày Tết, việc ăn uống quá mức đi kèm với việc tích trữ thực phẩm không đảm bảo được sự tươi ngon của thực phẩm rất dễ dẫn đến việc bị ngộ độc thực phẩm.

ThS.BS Lê Thị Hải: Dự trữ quá nhiều thực phẩm – Coi chừng ngộ độc ngày Tết - Ảnh 1.

ThS. Lê Thị Hải.

Chuyên gia dinh dưỡng Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo: “Các bà nội trợ hãy tránh tư tưởng dự trữ, tích trữ thực phẩm vào ngày tết.

Bây giờ, ngày mùng Một, mùng Hai Tết, chợ đã mở bày bán đủ thứ; đến mùng 3, mùng 4 Tết là các siêu thị cũng mở cửa.

Cho nên tôi khuyên mọi người hạn chế tích trữ đồ, dù chúng ta có để đồ trong tủ lạnh cũng chỉ là hạn chế đồ bị hỏng thôi, chứ không thể giữ được độ tươi ngon như thực phẩm mới được”.

Đừng biến tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn

Giữa la liệt các loại đồ ăn thức uống ngày Tết, ThS. Hải cho rằng, nếu chúng ta không vệ sinh sạch sẽ, để đồ ăn sống chín lẫn lộn, tủ lạnh để quá chật chội, không có không khí để lưu thông thì lúc đó tủ lạnh lại trở thành ổ vi khuẩn. Lúc đó, thức ăn trong tủ lạnh lại là thực phẩm độc hại.

ThS.BS Lê Thị Hải: Dự trữ quá nhiều thực phẩm – Coi chừng ngộ độc ngày Tết - Ảnh 2.

Dự trữ thực phẩm là thói quen của nhiều người trong dịp
Tết nhưng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.

Một lưu ý cho người dân là nên mua đồ ăn ở những cửa hàng thực phẩm có chất lượng đảm bảo, an toàn, không mua những thực phẩm kém an toàn... Ngày Tết dù bận đến mấy cũng nên lưu ý vệ sinh sạch sẽ tủ lạnh.

Thực phẩm chưa ăn đến thì cần phải sơ chế sơ qua, rồi mới cho vào tủ lạnh, để riêng đồ sống, đồ chín. Chia nhỏ thực phẩm thành từng bữa, cho vào bao, túi sạch sẽ và lấy dần ra để nấu.

Không nấu đi nấu lại thức ăn

Để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh, nhất là các bệnh tiêu hóa trong dịp tết, ThS. Hải lưu ý chế độ ăn uống sao cho lành mạnh.

Mặc dù rất khó có thể cấm uống rượu bia vào dịp Tết song vị chuyên gia dinh dưỡng này cho rằng mỗi người phải biết uống có chừng mực, mà khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không tham gia giao thông.

ThS.BS Lê Thị Hải: Dự trữ quá nhiều thực phẩm – Coi chừng ngộ độc ngày Tết - Ảnh 3.

Không nên nấu đi nấu lại thức ăn từ ngày này sang ngày khác. Ảnh minh họa.

Cũng trong ngày Tết nên tránh tư tưởng nấu mâm cao, cỗ đầy. Tránh tình trạng nấu đi nấu lại, lưu từ ngày này sang ngày khác. Các bà nội trợ đi chợ ngày Tết nên lưu ý mua nhiều rau xanh, quả chín, tránh tình trạng ăn quá nhiều thịt, tinh bột.

Khi mời khách đến nhà chơi ngày Tết, thay vì mời bánh ngọt, kẹo ngọt, chúng ta hãy thay thế bằng hoa quả tươi. Cần tiết chế việc ăn uống, đảm bảo nguồn thực phẩm sạch sẽ, đảm bảo chất lượng để có thể tránh được những bệnh tiêu hóa thường xảy ra trong dịp Tết.

“Tôi nghĩ rằng chúng ta nên thay đổi quan niệm về việc ăn uống trong ngày Tết. Nên ăn uống vừa phải, không nên ăn dồn vào ngày Tết, nên ăn tăng cường rau xanh, ít thịt để tránh táo bón, tránh tình trạng nấu nướng quá nhiều để đến khi bày ra lại cố ăn cho hết, vì sợ phí...

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể giúp chúng ta khỏe mạnh vào dịp Tết, thay vì phải vào viện cấp cứu vì các bệnh như rối loạn đường tiêu hóa...”- ThS. Hải nhấn mạnh.

Theo Sức khỏe Đời sống


ngộ độc

đường tiêu hóa


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.