Thức ăn khắc phục khàn tiếng

Khàn tiếng hay mất tiếng thường xảy ra ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, cổ động viên, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá nhiều.

Khàn tiếng hay mất tiếngthường xảy ra ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục nhưgiáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, cổ động viên, người làm việctrong các môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá nhiều.

Khàn tiếng, mất tiếng gây ranhững bực bội và nhiều khó chịu. Bên cạnh kháng sinh chống viêm, còn cónhiều loại thức ăn giúp giảm các triệu chứng khàn tiếng.

Thức ăn khắc phục khàn tiếng

Quất chưng đường phèn có thể chữa khàn tiếng (ảnh internet)

Nước giá đậu xanh: Lấy100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ mộtít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút,bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống hai - ba lần mỗi ngày.

Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất (tắc) ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt. Đập nát một cụcđường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội vàngậm quất trong ngày.

Húng cây chưng đường phèn:Dùng 5-10 lá húng cây luôn cả thân, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào tô chưngcách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, ngậm lá trong ngày.

Chè đậu xanh nguyên vỏ:Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đườngvào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậuhủ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnhsớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ănchiên xào, chua cay.

Theo PGS Lưu Thị Hiệp
PNO



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.