Trẻ bong tróc da không hẳn vì thiếu vitamin C

Từ hơn một tuổi, bé Khánh Thu đã thường xuyên bị bong da ở tay, chân và có rất nhiều lớp "gầu" trên đầu. Nghĩ con thiếu vitamin C, mẹ bé cho ăn thêm nhiều hoa quả nhưng tình hình không cải thiện là mấy.

Từ hơn một tuổi, bé Khánh Thuđã thường xuyên bị bong da ở tay, chân và có rất nhiều lớp "gầu" trên đầu.Nghĩ con thiếu vitamin C, mẹ bé cho ăn thêm nhiều hoa quả nhưng tình hìnhkhông cải thiện là mấy.  

Khi thấy tay chân con bị bongtróc da, phụ huynh thường nghĩ là thiếu vitamin C. Thực ra, đó có thể là mộtloại bệnh da liễu rất khó điều trị.

Ăn nhiều rau quả cũng không ăn thua


Bé Khánh Thu (con chị Thảo, nhà ở ngõ 86 Tô Vĩnh Diện, Thanh Xuân, Hà Nội)năm nay lên 5 tuổi. Da tay và chân  bé rất khô, không mềm mại, thường xuyênbị bóc thành từng lớp. Bé hay dùng tay bóc, dứt ra, nhiều lúc còn gây chảymáu. Cả da đầu bé cũng bị đóng những lớp vảy màu trắng giống như gầu ở ngườilớn nhưng dày hơn. Chị Thảo đã gội đầu rất kỹ cho con nhưng vẫn không làmnhững lớp da này hết đi được.

Trẻ bong tróc da không hẳn vì thiếu vitamin C

Cháu Thanh được bố mẹ cho đến Bệnh viện Da liễu Quốc gia khám bệnh.
(Ảnh: Nam Thi)



Hiện tượng này xuất hiện từ khi Khánh Thu một tuổi. Nhiều người bảo là docháu thiếu vitamin C nên chị Thảo  cho con ăn tăng cường các loại hoa quảnhưng không cải thiện được tình hình. Càng lớn, hiện tượng này càng nặnghơn. 

Cháu Nguyễn Viết Thanh 10 tuổi, con trai anh Nguyễn Thanh Giang ở xã YênĐông, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định cũng được mẹ đưa lên khám tại bệnh viện Daliễu với tình trạng tương tự. Thanh thường xuyên bị bong da tay và da chântheo từng mảng lớn. Ở quê, cậu bé hay theo các bạn đi tắm sông nên mỗi lầntắm về, các vùng da khô này càng mở rộng, bóc ra hết lượt này đến lượt khác.Bàn tay Thanh trông nhăn nheo, thô ráp rất xấu. Anh Giang cho biết, thấy taychân Thanh như vậy, các bạn thường trêu chọc cậu bé là bị… hủi và không chịuchơi cùng. "Nó  tủi thân quá, đòi bỏ học nên vợ chồng tôi phải đưalên đây khám, hy vọng có thuốc điều trị khỏi để cháu tự tin đến lớp học cùngcác bạn", anh Giang nói.

Sau khi khám cho hai bệnh nhi trên, bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khámbệnh, Bệnh viện Da liễu Quốc gia, chẩn đoán đây là dạng viêm da cơ địa màtrước đây dân gian vẫn quen gọi là á sừng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổbiến, có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầungón tay, chân, gót chân và trên da đầu. Lớp da ở những vị trí này thườngkhô ráp, bong tróc, nứt nẻ. Ở thể nhẹ, bệnh nhân không có cảm giác gì, nhưngnếu nặng có thể gây đau đớn do các vết bong tróc, nứt da quá sâu. 

Nguyên nhân gây bệnh là cơ thể mẫn cảm với các loại hóa chất (có trong sữatắm, nước gội đầu, xà phòng rửa tay…). Người bình thường tiếp xúc vớichúng thì không sao nhưng với người có cơ địa nhạy cảm, da sẽ ngay lập tứcphản ứng lại. Các lớp tế bào sừng trên bề mặt da sẽ bị bong đi. Lớp tế bàobên trong còn non, chưa đủ “khỏe” để hoàn thành chức năng bảo vệ sẽ tiếp tụcbị lão hóa nhanh chóng và bong theo. Tình trạng ấy cứ tiếp diễn khiến da bịbong hết lớp này đến lớp khác, dẫn đến tình trạng da thô ráp, nhăn nheo, mấtthẩm mỹ.

Một số nghiên cứu cho thấy căn bệnh này cũng chịu ảnh hưởng của yếu tố giađình. Nếu cha mẹ bị thì con cũng có thể mắc bệnh.

"Bệnh này không phải do thiếuvitamin C như nhiều người lầm tưởng, nên dù chế độ ăn có đầy đủ dưỡngchất, dồi dào hoa quả cũng không hạn chế được bệnh nếu vẫn để cho trẻ tiếpxúc với hóa mỹ phẩm", bác sĩ Thành nói. Sở dĩ trẻ em thường bị tróc da liêntục và khó trị lành là do kiêng giữ không tốt. Trẻ thấy da bong thì thườnglấy tay bóc đi, gây tổn thương nặng hơn. Việc trẻ chơi nghịch, để da tiếpxúc với nước, các đồ chơi không đảm bảo vệ sinh... cũng là một yếu tố làmbệnh phát triển. 

Đối với trẻ em nông thôn, việc tắm bằng nước không sạch như tắm ao, tắm sôngthậm chí có thể dẫn đến tình trạng mắc bệnh “kép”. Nấm hay vi khuẩn ở nướcrất dễ xâm nhập vào vùng da đang bị bệnh, gây viêm nhiễm. Nếu để lâungày, tổn thương có thể xâm nhập sâu hơn vào các tổ chức biểu bì, việc điềutrị càng gặp khó khăn.

Cần kiên trì chữa bệnh

Với bệnh viêm da cơ địa này, theo bác sĩ Thành, rất khó để điều trị dứt điểmhoàn toàn. Bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc để khống chế bệnh tạm thời. Nếukiêng tốt, tránh tuyệt đối tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì có thểkhiến bệnh tạm lui nhưng cũng rất dễ tái phát.

Nếu bệnh có yếu tố gia đình thì lại càng khó điều trị hơn và có thể phát bấtcứ lúc nào. Trường hợp này, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống tốt để tăng sứcđề kháng của cơ thể, tăng khả năng chống lại bệnh.

Bác sĩ Thành khuyên, nếu con mắc bệnh trên, cha mẹ nên tắm gội cho bé bằngnước bồ kết, chanh. Không dùng dầu gội, sữa tắm, đặc biệt là các loại chứanhiều chất tẩy. Hạn chế cho bé tiếp xúc với nước, kể cả nước sạch. Tuyệt đốitránh tự bóc vảy da hay chà xát, kỳ cọ quá mạnh bằng bàn chải, đá kỳ. Cáchlàm đó tuy có thể khiến da tạm thời trông nhẵn nhụi nhưng rất nhanh sau đó,da lại tiếp tục bong tróc với tình trạng nặng hơn. Nếu bề mặt da quá khô,nên thường xuyên bôi kem giữ ẩm, đặc biệt là vào mùa đông.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác có phải viêm da cơ địa không, bệnh nhâncần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, hướng dẫn và cho thuốc điều trị.“Với bệnh này, cần phải kiên trì điều trị từng bước và tuân thủ tốt chế độkiêng giữ, tránh tiếp xúc tác nhân gây bệnh thì việc điều trị mới đạt kếtquả”, bác sĩ Thành nói. 

Theo Nam Thi
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.