Trẻ dễ gặp nguy hiểm vì viêm tiểu phế quản

Do là tiểu phế quản đường duy nhất dẫn khí đến phổi nên khi nó bị viêm, trẻ dễ bị khó thở, thậm chí suy hô hấp.

Do là tiểu phế quản đường duynhất dẫn khí đến phổi nên khi nó bị viêm, trẻ dễ bị khó thở, thậm chí suy hôhấp.

Tiểu phế quản (TPQ) là đoạnđường thở nhỏ nhất trong hệ hô hấp trước khi đưa khí vào phổi. Do có vị trícạnh phổi nên khi trẻ mắc viêm tiểu phế quản thường dễ bị nhầm với viêmphổi.

Trẻ càng nhỏ, diễn tiếnbệnh càng nhanh

Theo tiến sĩ Nguyễn TiếnDũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, không khí khi vào cơ quan hô hấpsẽ đi theo đường từ mũi, họng đến thanh quản, khí quản, phế quản, TPQ vàcuối cùng là đến phổi. Khi TPQ viêm sẽ dẫn đến tình trạng đường thở bị hẹp,không khí vẫn vào được nhưng khi đi ra lại gặp khó khăn, gây hiện tượng ứkhí ở phổi.

Hiện tượng này làm phổi giãn nở kém, trao đổi không khí kém, gâysuy hô hấp. Viêm TPQ thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ dưới hai tuổi do kháng thể cònyếu. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra bội nhiễm, dẫn đến cácbiến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa.

Trẻ dễ gặp nguy hiểm vì viêm tiểu phế quản

Viêm TPQ thường gặp ở trẻ dưới hai tuổi. (Ảnh: Như Ý)



Tiến sĩ Dũng cũng lưu ý trẻ tuổi càng nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổihoặc những bé có tiền sử đẻ non, suy dinh dưỡng, bệnh có thể diễn biến nhanhhơn, nặng và kéo dài hơn. Ngoài ra, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễndịch cũng có nguy cơ gặp biến chứng nhiều hơn.

Dễ nhầm với viêm phổi

Viêm TPQ hầu hết là do virusgây ra nên khi trẻ mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu như: có thể sốt nhẹ, chảynước mũi, hắt hơi, ho trong 1 - 2 ngày đầu. Sau 3 - 5 ngày, trẻ ho ngày mộtnhiều, xuất hiện thở khó. Bên cạnh đó, do gặp khó khăn khi thở ra nên em béphải cố gắng sức. Vì vậy, khi cha mẹ ghé tai vào miệng đứa trẻ có thể nghethấy tiếng khò khè khi trẻ thở ra.

Theo bác sĩ Nguyễn Thúy Lan, khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Trungương, do TPQ có vị trí cạnh phổi nên khi trẻ mắc bệnh sẽ có một số biểu hiệndễ nhầm với viêm phổi như khó thở, rút lõm lồng ngực khi hô hấp. Tuy nhiên,trẻ bị viêm phổi sẽ không xuất hiện tiếng khò khè khi thở ra. Đây cũng làdấu hiệu đặc trưng để cha mẹ có thể phân biệt giữa viêm phổi và viêm TPQ.

Bác sĩ Lan lưu ý, khi bịviêm, TPQ sẽ tiết ra nhiều dịch, cần để bé ho để bật dịch ra ngoài. Vì thế,khi thấy con ho, các bậc cha mẹ không nên sốt ruột mà sử dụng thuốc giảm hohoặc các loại thuốc ho có tác dụng làm quánh đàm. Tiến sĩ Dũng khuyến cáochỉ cần cho trẻ uống thuốc làm loãng đàm, để trẻ ho nhiều hơn, làm bật dịchra ngoài. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ vẫncòn trong độ tuổi bú mẹ thì nên cho bú nhiều lần để giúp làm loãng đàm.Trong trường hợp trẻ ho khó khăn, mũi tắc thì có thể hút đàm, dãi để dễ thở.

Để phòng ngừa bệnh, các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻbị lạnh, giữ cho môi trường sống được trong lành.Khi thấy trẻ có những dấuhiệu như ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao thì không được chủ quan,cần đưa đến bệnh viện để kiểm tra.

Theo Lan Hương
Đất Việt




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.