Trẻ ho lâu ngày có thể do dị ứng thời tiết

Dùng hết 3 lọ siro trị ho, đổi 3 lần kháng sinh mà con sáng nào cũng làm một tràng sặc sụa, chị Trà (Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) sốt ruột đành bế con đi khám. Bác sĩ cho biết, bé nhà chị ho do dị ứng thời tiết.

Dùng hết 3 lọ siro trị ho,đổi 3 lần kháng sinh mà con sáng nào cũng làm một tràng sặc sụa, chị Trà(Khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) sốt ruột đành bế con đi khám. Bác sĩ cho biết,bé nhà chị ho do dị ứng thời tiết.

Cũng như chị Trà, từ khi trờimiền Bắc bắt đầu chuyển thu, nhiều bà mẹ lo lắng khi thấy con ho lâu khỏi.

Bác sĩ Vũ Thị Việt, Khoa Hôhấp, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, từ khi thời tiết chuyển mùa đến nay,phòng khám hô hấp đông bệnh nhân hơn, bác sĩ phải làm việc hết công suất từđầu đến cuối buổi. Câu bà thường xuyên được nghe nhất là "bác ơi, cháu hoquá nửa tháng rồi mà vẫn chưa khỏi", nhưng khi xét nghiệm thì trẻ không mắcbệnh gì, trẻ cũng không sốt hay có biểu hiện viêm nhiễm gì. 

Trẻ ho lâu ngày có thể do dị ứng thời tiết

Bác sĩ Việt cho biết, thờigian chuyển mùa, thường là từ cuối tháng 7 đến nay, thời tiết thất thường,thay đổi liên tục từ nóng sang lạnh rồi từ lạnh sang nóng, trong vài ngày,thậm chí từ sáng đến chiều, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Những bé dưới 3tuổi, hệ hô hấp còn yếu ớt, sức đề kháng cũng kém là đối tượng dễ phản ứngvới điều kiện thời tiết thất thường nhất và có thể biểu hiện bằng ho.

Bác sĩ cho biết, trẻ bị ho dịứng thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, haylúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại (do thay đổi áp lựctrong cơ thể). Khác với ho do viêm nhiễm thường là trẻ hay sốt, có thể cóđờm đục, đờm xanh, trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờmnhưng là đờm trong, không sốt, khi xét nghiệm thì bạch cầu không tăng.

Bác sĩ Việt cho biết, nhữngtrường hợp ho do dị ứng thời tiết, cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (cácloại kháng histamin), thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kếthợp siro làm dịu ho.

Ngoài ra, vì trẻ thường nhiềuđờm, nên cần làm cho các bé sổ được đờm ra, có thể bằng siro ho long đờm haybằng vỗ rung.

Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹkhum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịpnhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sauđộng tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc trẻđói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những trẻ khôngtự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùngkhăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng....

Bác sĩ cho biết, nhiều trẻ hodị ứng rất lâu khỏi và có thể bị bội nhiễm, do các bà mẹ dùng thuốc cho conkhông đúng, lạm dụng siro ho... Bà đơn cử, có những trường hợp, lẽ ra cầncho trẻ dùng thuốc ho long đờm, thì lại sử dụng loại thuốc ho làm đờm quánhlại, tuy ho có giảm đi nhưng lại khiến trẻ mệt, khó thở, và bệnh viện từngphải cấp cứu nhiều trường hợp như vậy.

Bác sĩ Việt cho biết, tuykhông nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rấtcó thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản,viêm phổi...

Vì thế, bà cho rằng, để phòngbệnh cho con, bố mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, chotrẻ xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn uống đủ chất. Khi bé bịho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống thuốc ho longđờm, và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đókhông để loại hẳn khỏi thực đơn của bé trong thời gian đó.

Nếu sau 3 ngày trẻ vẫn khôngđỡ ho, phụ huynh cần cho con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh vàcho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc cho con.

Theo Vương Linh
VnExpress




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.