Truyền dịch an toàn

Truyền dịch vừa rẻ vừa không mất nhiều thời gian. Đó là lý do nhiều người ưu ái loại "thần dược" này.

Trong tủ thuốc của gia đình, một thứ "thuốc tiên" không thể thiếu là dịch truyền. Chúng ta vẫn quen gọi là nước biển hay đạm, vitamin...

Khi ốm, người mệt mỏi, da khô hay gầy yếu, bạn đều nghĩ ngay đến việc truyền dịch. Con nhỏ bị sốt, bạn xử trí bằng cách truyền cho con chai nước là hạ sốt... Thực tế, bạn đánh giá quá cao dịch truyền. Nó chỉ phát huy tác dụng nếu bạn dùng đúng người, đúng loại, đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.

Dịch truyền không phải là loại thuốc đa năng nên hoàn toàn có thể thay thế

Truyền dịch khi nào?

Dịch truyền là một dược phẩm lỏng, vô trùng, được tiêm nhỏ giọt vào tĩnh mạch. Nó cần thiết trong một số trường hợp sau:

Người bị tiêu chảy, bỏng, nôn: Tùy lượng nước mất (loại mất nước đẳng trương, ưu trương hay nhược trương), bác sĩ dùng dịch truyền theo những tỷ lệ thích hợp để cung cấp chất điện giải cho cơ thể.

Người bị suy nhược cơ thể, ăn uống kém thường được truyền dung dịch ngọt glucoza. Dung dịch này có nhiều loại: glucoza 5%, 10%, 20%, 30%. Cơ thể càng suy nhược nặng càng cần dùng dung dịch cố nồng độ cao.

Người suy nhược kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu hụt vitamin, cần truyền dung dịch chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin như: Nutrisol 5%, Vitaplex...

Người mất nhiều máu: Một số dịch này là huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin...

Tai nạn khi truyền dịch

Có nhiều loại khác nhau và bạn không thể phân biệt được loại nào là thật, giả, không biết dùng loại nào hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Không phải loại dịch truyền đắt tiền nào cũng tốt và có lợi cho cơ thể bạn.

Các bất trắc có thể xảy ra khi truyền dịch. Trường hợp nhẹ, chỗ tiêm có thể bị đau, tấy đỏ, rét run, vã mồ hôi. Nghiêm trọng hơn, bạn gặp phải hiện tượng khó thở, đau ngực, viêm tĩnh mạch...

Việc truyền dịch không đúng chỉ định, kỹ thuật nguy hiểm hơn rất nhiều. Bạn có thể bị sốc dịch truyền, áp lực thẩm thấu cao dẫn đến mạch nhanh, huyết áp hạ, vỡ tĩnh mạch, chảy máu ở nơi truyền.

Ngoài ra, dụng cụ truyền như mũi tiêm, dây truyền dịch... không được khử trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. Vi khuẩn tấn công vào đường huyết sẽ gây ra sự rối loạn của các cơ quan trong cơ thể. Khi chúng tấn công vào đến tim, phổi, não, nguy cơ tử vong rất cao.

Truyền dịch không đúng chỉ định cũng làm tăng áp lực cho tim, phổi, dẫn đến suy tim, suy hô hấp, tràn dịch màng bụng, phù toàn thân...

Giải pháp thay thế

Dịch truyền không phải là loại thuốc đa năng nên hoàn toàn có thể thay thế.

Để đối phó với việc chán ăn, suy nhược cơ thể, bạn hãy thay đổi bữa ăn hàng ngày cho hấp dẫn hơn. Nếu vẫn muốn truyền dịch (cho mình hoặc cho con), bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt là khi có bệnh tim mạch.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.