U máu ở trẻ em

U máu là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhất ở trẻ em – đó là loại u lành tính của tế bài nội mạc lát thành mạch máu. Loại u này xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển rất nhanh ở trẻ nhũ nhi. U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể như: da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm, miệng, họng, ngực, chân, tay; nội tạng như: gan, thận…

U máu là khối u lành tính bẩm sinh phổ biến nhấtở trẻ em – đó là loại u lành tính của tế bài nội mạc lát thành mạch máu. Loại unày xuất hiện lúc mới sinh và có đặc tính phát triển rất nhanh ở trẻ nhũ nhi. Umáu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể như: da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm,miệng, họng, ngực, chân, tay; nội tạng như: gan, thận…

Các loại u máu

U máu mao mạch: xuất hiệnnhư một vết son hay một mảng màu rượu chát trên cùng mặt phẳng với da bìnhthường, ấn xuống không mất màu.

U máu ở trẻ em
U máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể như: da, đầu, mặt, cổ, mắt, vòm, miệng, họng, ngực, chân, tay; nội tạng như: gan, thận…

U máu dạng hang: thườnglớn, nhô khỏi mặt da. Trong đa số trường hợp, u lan rộng và xâm lấn mô dưới da,cơ và có thể làm biến dạng cơ thể. Loại u này có thể xuất hiện cả ở các cơ quannội tạng hay trong não.

U hỗn hợp: thường gồm cảthể hang và mạch bạch huyết, gặp nhiều nhất ở tuyến mang tai, thương tổn nằm cảtrong và dưới da.

Biến chứng của u máu

- Vùng mí mắt và hốc mắt:bệnh nhân có nguy cơ bị lão thị hay lác. Nếu sang thương sâu hơn thì có thể bịsụp mí và chèn ép thần kinh thị giác.

- Tuyến mang tai: biểuhiện là một khối lớn ở mang tai, gặp nhiều nhất ở trẻ gái. U ở vị trí này thườngđược phát hiện sớm sau sinh, có thể gây biến dạng mặt nhưng dây thần kinh mặtkhông bị ảnh hưởng...

- Hàm trên hay dưới: ítgặp nhưng nếu chẩn đoán và điều trị không đúng có thể dẫn đến hậu quả nghiêmtrọng (chảy máu niêm mạc số lượng lớn quanh một răng, răng liên quan bị sưng phùvà đau). Nếu nhổ chiếc răng lung lay này, bệnh nhân có thể bị chảy máu dữ dội vàtử vong.

- Dưới sụn nắp thanh quản:ít gặp nhưng có thể đe dọa tính mạng. Triệu chứng (xuất hiện trong vòng 3 thángđầu sau sinh) gồm khò khè, khó thở thanh quản, 1/3 số trẻ này có u máu trên dakèm theo.

- Ở cơ tứ đầu của đùi: cómột khối u trong cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy đau, vùng da trên u thay đổi.

- Nội tạng: ở gan, lách,dạ dày, ruột, não cũng có thể gặp.

Có cần điều trị?

Có đến 90% u máu bẩm sinh sẽ biến mất hoặc không phát triển nữa cho đến khi trẻ em lên 5 tuổi mà không cần điều trị gì. Trong trường hợp này nên theo dõi tiến triển của khối u và không nên can thiệp phẫu thuật. Nếu cần thiết có thể dùng băng ép xoa bóp nhẹ nhàng vùng có u hoặc sử dụng Aumovate cream 5g thoa lớp mỏng lên khối u ngày 3 lần, cũng làm hạn chế sự phát triển của khối u.

Tuy nhiên, một số trường hợp khối u máu không nhỏ đi mà to ra, có trường hợp to rất nhanh thì cần phải can thiệp phẫu thuật sớm. Nếu khối u ở vùng mặt cần phải kết hợp tốt giữa phẫu thuật mạch máu và phẫu thuật tạo hình, sao cho vừa lấy hết u máu để tránh tái phát, vừa bảo đảm yếu tố thẩm mỹ. Ở những vị trí khác của cơ thể, việc phẫu thuật không phải là khó khăn lắm.

Theo Bs. Phạm Thùy Dương
U máu ở trẻ em



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.