Vài câu hỏi liên quan đến thuốc lá

Nhiều người quan niệm cho rằng thuốc lá sẽ giúp họ dễ chịu, bởi nicotin là chất kích thích, nó nhả ra các hóa chất trong não là neurotrasmitters, tạo ra cảm giác khoan khoái. Nhưng những quan điểm này chỉ đúng ở một góc độ nào đó và lâu dài, thuốc lá gây hại nhiều hơn là lợi, nhất là khi đói thuốc hoặc lạm dụng thuốc.

1. Vì sao thuốc lá lại gây nghiện?

Hợp chất chính có trong thuốc lá là nicotine, đây chính là chất gây nghiện rất tiềm ẩn. Theo nhiều nghiên cứu thì nicotine là chất gây nghiện mạnh hơn cả heroin. Trước tiên, nó làm thay đổi sự cân bằng về các hóa chất có trong não, như dopamine và noradrenaline và đến lượt những chất này làm thay đổi tâm tính, sự chú ý của con người, nó làm cho người ta cảm thấy sảng khoái. Quá trình trên diễn ra rất nhanh, theo đó chỉ cần hít khói vào, nicotin sẽ ngay lập tức tràn lên não, tạo ra hiệu ứng thỏa hiệp, càng hút nhiều thì não lại càng lệ thuộc vào nicotin và lâu ngày thành nghiện. Khi bỏ thuốc, 2 hợp chất trên sẽ bị xáo trộn làm cho người ta bồn chồn, trầm cảm vì nhớ thuốc, nhớ nicotine, đây chính là hiệu ứng gây nghiện của thuốc lá.

2. Mức độ ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe con người

Vấn đề này đã được đề cập nhiều, thứ nhất gây tốn tiền, gây mùi hôi khó chịu, làm cho móng tay vàng, da thâm, da lão hóa. Thuốc lá gây nhiều bệnh nan y, đặc biệt là các loại bệnh về đường hô hấp, bệnh viêm phổi, phế quản, nếu nặng có thể gây bệnh ung thư. Đối với đàn ông, thuốc lá còn gây bệnh bất lực, ở phụ nữ gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và thai nhi. Tổng thể, thuốc lá có thể gây bệnh vô sinh và nhiều chứng bệnh nan y phát sinh từ thuốc lá. Những người xung quanh mắc phải hội chứng hút thuốc lá thụ động (passiive sumoking) do hít phải khói của người hút thuốc phả ra.

3. Vì sao bỏ thuốc lá lại làm tăng cân

Có ba lý do

+ Nicotin đẩy quá nhanh quá trình trao đổi chất, đẩy nhanh tốc độ đốt cháy calo của cơ thể.

- Nicotin triệt tinh tính ngon miệng, nó làm ảnh hưởng tới một số khu vực nhất định của đại não, nơi chuyên xử lý cảm giác ăn uống của con người.

- Thực phẩm được coi là phụ gia của thuốc, theo đó ăn uống những thứ khoái khẩu sẽ giúp cho việc hút thuốc lá ngon hơn. Ví dụ như sau uống rượu hút thuốc sẽ ngọt giọng hơn.

Một khi bỏ thuốc ba hiệu ứng trên sẽ giảm đi và làm cho người ta béo lên trông thấy. Để khắc phục tình trạng tăng cân sau bỏ thuốc thì nên thay đổi các món ăn không có lợi. Ví dụ thay nhóm thực phẩm ăn vặt nhiều mỡ và đường bằng hoa quả, kẹo cao su không có đường, tăng cường luyện tập như đi bộ, bơi, đi du lịch, rời xa nơi có thuốc, dùng các phương tiện xe đạp tiêu hao nhiều calo, hạn chế phương tiện cơ giới, nhằm giảm cân, cải thiện tâm tính và thể chất. Giảm thiểu stress bằng cách luyện tập, nghe nhạc, đọc sách báo, tâm sự bạn bè, đoạn tuyệt với các cách sống thiếu khoa học có liên quan thói quen hút thuốc lá.

4. Hút thuốc lá làm tăng stress?

Nhiều người quan niệm cho rằng thuốc lá sẽ giúp họ dễ chịu, bởi nicotin là chất kích thích, nó nhả ra các hóa chất trong não là neurotrasmitters, tạo ra cảm giác khoan khoái. Nhưng những quan điểm này chỉ đúng ở một góc độ nào đó và lâu dài, thuốc lá gây hại nhiều hơn là lợi, nhất là khi đói thuốc hoặc lạm dụng thuốc. Thuốc lá chính là thủ phạm làm tăng tính bồn chồn lo lắng, tăng stress. Để giảm thiểu các căn bệnh này đưa cơ thể về trạng thái bình thường và tốt nhất vẫn là là bỏ thuốc, tăng cường luyện tập và ăn uống khao học, tuy nhiên để làm được điều này cần phải có lòng kiên trì và quyết tâm cao.

5. Vì sao không nên hút thuốc lá trong gia đình có trẻ nhỏ

Hai lý do chính không nên hút thuốc lá trong gia đình có trẻ nhỏ, một là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh, nhất là trẻ em và người già, thủ phạm gây hiệu ứng hút thuốc lá thụ động. Theo nghiên cứu thì những người hút thuốc lá chỉ hít vào khoảng 15% khói thuốc, 85% còn lại sẽ đưa vào môi trường. Khói thuốc có chứa tới 4.000 hóa chất độc hại, 69 chất trong số này là hóa chất gây bệnh ung thư, như ung thư phổi, vòm họng, ung thư miệng, bệnh đột tử ở trẻ sơ sinh. Hai là khói thuốc lá gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ, phát sinh do bệnh ho, bị vàng da, vàng móng tay và tạo ra những thói quen bất lợi, dễ nghiện, hút các loại thuốc kích thích khác.

6. Hút thuốc lá “nhẹ” có lợi cho cơ thể?

Các loại thuốc lá nhẹ được quảng cáo có hàm lượng hắc ín thấp nhưng theo nghiên cứu thì tác hại của nó không khác gì các loại thuốc lá bình thường, và nếu dùng để chuyển tiếp khi cai nghiện cũng không mang lại tác dụng.

7. Thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào với thai nhi?

Với trên 4.000 hóa chất đi vào cơ thể phụ nữ khi mang thai thì thuốc lá sẽ gây nhiều mối nguy hiểm rất tiềm ẩn đối với thai nhi. Một trong số những hóa chất này là carbon monocide (CO), khi nó ngấm vào máu nó sẽ làm giảm quá trình tiếp nhận ôxy của cơ thể bào thai, làm cho quá trình phát triển của trẻ sơ sinh bị chậm lại. Ngoài ra nếu khi mang thai người mẹ hút thuốc có thể gây đẻ non, sinh con nhẹ cân (khoảng 200 gam) so với những đứa trẻ bình thường, trẻ khóc nhiều sau khi sinh do hội chứng lệ thuộc vào nicotin, chức năng phổi làm việc yếu kém, dễ bị tổn thương như viêm nhiễm tia, hen xuyến, dễ đột tử khi sinh. Đối với sản phụ dễ bị sảy thai bệnh, ra nhau thai sớm, thai chết lưu, dễ bị nôn nghén tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch.

8. Liệu pháp NRT có gây nghiện?

NRT (Nicotine Replacement Therapy), tạm dịch là liệu pháp thay thế hoóc-môn, nó cung cấp lượng nicotine thấp hơn so với thuốc lá cho cơ thể và mức độ nhả nicotine cũng chậm hơn, thường dùng cho nhóm người muốn bỏ thuốc. Có tác dụng hạn chế mức độ lệ thuộc vào thuốc lá. Đây là phương pháp bỏ thuốc lá mang tính khả thi cao, thường áp dụng trong khoảng thời gian từ 8 – 12 tuần. Với nhiều cách như băng dán, thuốc viên, kẹo ngậm, thuốc hít, thuốc xịt… Tất cả các phương pháp này đều có tốc độ nhả nicotine ở nhiều mức và được xem là giải pháp cai thuốc lá an toàn. Trung bình, cứ 20 người dùng liệu pháp này thì có một người hút trở lại, tuy nhiên khi muốn bỏ thuốc cần tư vấn bác sĩ xem nên dùng sản phẩm nào là phù hợp và tối ưu nhất.

Theo Khắc Nam



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.