Vì sao miếng dán tránh thai lại gây máu vón cục và bệnh tim mạch?

Nhiều chị em coi miếng dán tránh thai là “hình vuông kỳ diệu” vì tính tiện lợi của nó. Nhưng miếng dán này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây máu vón cục và bệnh tim mạch.

Nhiều chị em coi miếng dán tránh thai là “hình vuông kỳ diệu” vì tính tiện lợi của nó. Nhưng miếng dán này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây máu vón cục và bệnh tim mạch.

>>Người phụ nữ bị đột quỵ não nghi do dùng thuốc tránh thai

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, miếng dán không phải là phương pháp tránh thai phổ biến nhưng vì tính tiện dụng nên có không ít chị em sử dụng miếng dán để tránh thai.

Miếng dán tránh thai mỏng khoảng 4,5cm, màu be được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay. Người bán quảng cáo, miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng của phụ nữ. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Theo tư vấn của người bán, miếng dán tránh thai được dùng theo chu kỳ kinh nguyệt. Một ngày sau hết kinh, dán miếng dán lên da và để nguyên trong 1 tuần. Vào ngày đó của tuần kế tiếp, bạn bóc miếng dán cũ ra và dán một miếng mới. Miếng dán mới có thể dán ở chỗ khác trên cơ thể. Trong tuần thứ 4 không dán miếng dán mới và kinh nguyệt xảy ra. Tuần tiếp theo bạn lặp lại quy trình.

vi sao mieng dan tranh thai lai gay mau von cuc va benh tim mach? - 1

Miếng dán tránh thai tiện nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa)

Một ưu điểm của miếng dán tránh thai được nhiều người bán nhắc đến là nếu miếng dán bị bong ra và được dán lại trong 24 giờ, hiệu quả tránh thai của miếng dán vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, nếu đã quá 24 giờ, nên dùng thêm một biện pháp tránh thai khác cho đến khi miếng dán đã ở nguyên chỗ trong 7 ngày.

Tuy nhiên, người bán cũng tư vấn, lần đầu tiên dùng miếng dán bạn phải dùng thêm một biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày để phòng ngừa mang thai. Nếu các miếng dán kế tiếp được dán và bỏ đúng lúc, không cần dùng thêm các phương pháp tránh thai khác.

Với những quảng cáo trên, nhiều chị em phụ nữ coi đó là “hình vuông thần kỳ”, giúp họ ngừa thai an toàn. Tuy nhiên, theo bác sĩ chuyên khoa sản Lê Thị Kim Dung (từng công tác tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội), chị em cần lưu tý đến tác dụng phụ của miếng dán tránh thai.

Miếng dán ngừa thai tuy có tiện dụng nhung cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như: Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, căng tức ngực, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng…

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch. Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu.

Các bác sĩ khuyến cáo, đối với những phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.

>>6 tác dụng phụ của phương pháp tiêm thuốc tránh thai chị em nên biết để cân nhắc


Theo Người đưa tin

Tránh thai

biện pháp tránh thai

miếng dán tránh thai


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.