Vứt quần áo bẩn lên giường và cái kết khiến bạn không bao giờ dám làm vậy nữa

Vẫn biết vứt quần áo bẩn lên giường, vứt lung tung trong nhà là có hại nhưng không ngờ chúng đáng sợ như thế này.

Vẫn biết vứt quần áo bẩn lên giường, vứt lung tung trong nhà là có hại nhưng không ngờ chúng đáng sợ như thế này.

Vứt quần áo bẩn lung tung lên giường hay quần áo bẩn, sạch trộn lẫn lộn với nhau nằm chỏng chơ trên sàn nhà, đệm... có lẽ không phải là điều quá xa lạ với các bạn trẻ, đặc biệt là bạn nam.

Thế nhưng bạn có hay biết rằng chính thói quen này sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối không? Nếu tò mò thì hãy nhìn bức hình dưới nhé!

Vứt quần áo bẩn lên giường và cái kết khiến bạn không bao giờ dám làm vậy nữa - Ảnh 1.

Và "hung thủ" khiến bạn trở nên đau đớn, ngứa ngáy, xấu xí như thế này chính là loài rệp giường.

Rệp giường là loài bọ nhỏ thuộc lớp sinh vật hút máu (Hematophagy), thuộc bộ cánh nửa cứng, mình dẹp và tiết chất hôi.

Chúng chuyên sống ở khe giường, chiếu chăn, ghế phản... và có thể xâm nhập vào đống quần áo bẩn vứt trên giường, cư trú trong đó, chờ thời chui ra hút máu vật chủ.

Hãy nhớ, thức ăn của rệp giường chính là máu người. Thế nên, chúng sẽ thừa lúc bạn say giấc hay chủ quan sẽ lao ra tìm cách hút máu bạn.

Và càng có "hơi người", đó càng là nơi kích thích rệp xuất hiện và trổ tài hút máu của mình.

Đây là kết luận được đưa ra bởi giới nghiên cứu thuộc Đại học Sheffield. Theo đó, nhóm chuyên gia cho hay, chính đống quần áo bẩn tích trữ vứt chỏng chơ trên giường càng khiến cho số lượng rệp giường ngày 1 sinh sôi nảy nở và lộng hành hơn.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trong 2 phòng có nhiệt độ giống nhau. Trong mỗi căn phòng chứa rệp, họ để 4 chiếc quần áo - 2 chiếc dơ bẩn và 2 chiếc quần áo sạch sẽ.

Vứt quần áo bẩn lên giường và cái kết khiến bạn không bao giờ dám làm vậy nữa - Ảnh 3.

Cùng với đó, 1 trong 2 căn phòng sẽ được tăng lượng CO2 để mô phỏng hơi thở của con người. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng trong phòng dù lượng CO2 ở mức thấp hơn thì những chú rệp vẫn tấn công đống quần áo bẩn nhiều hơn quần áo sạch.

Còn ở trong phòng có lượng CO2 nhiều hơn, các con rệp ngoài việc tìm đến đống quần áo bẩn, chúng còn tản mạn khắp nơi tìm "mồi" để hút máu.

Vứt quần áo bẩn lên giường và cái kết khiến bạn không bao giờ dám làm vậy nữa - Ảnh 4.

Rệp giường có thể ẩn náu ở bất cứ đâu: quần áo, giường chiếu, ghế sofa...


Điều này cho thấy, mùi cơ thể người trên quần áo bẩn được ví như 1 chất kích thích khiến các con rệp "tăng động" tìm kiếm mồi nhiều hơn.

Chính vì thế, Tiến sĩ William Hentley, người đứng đầu cuộc nghiên cứu chia sẻ rằng: "Dù nhà cửa sạch sẽ đến mấy nhưng vẫn không thể ngăn được sự xuất hiện của rệp giường.

Vì thế, bạn cần bỏ ngay thói quen để quần áo bẩn lên giường, đặc biệt là khi ở khách sạn... bởi nếu không chúng sẽ len lỏi và để lại vô vàn vết cắn trên người bạn".

Khi bị rệp cắn, ta phải đối mặt với điều gì?

Cần biết rằng, rệp vô cùng thông minh khi hút máu ta. Đầu tiên, chúng tạo 1 chất gây mê khiến bạn không nhận thấy sự hiện diện của chúng.

Sau đó, chúng sẽ hút máu bạn đến no nê, gấp vài lần kích thước của chúng. Quá trình này kéo dài khoảng 3 -10 phút. Rệp cũng thải phân ngay sau khi hút máu, khiến vết cắn có thể bị sưng đỏ, ngứa ngáy, nếu bạn gãi nhiều dễ khiến vết cắn bị nhiễm trùng.

Vứt quần áo bẩn lên giường và cái kết khiến bạn không bao giờ dám làm vậy nữa - Ảnh 5.

Chỉ sau khoảng 10 phút, rệp giường đã béo múp vì hút máu người.


Với những bạn da dữ có thể bị nổi bóng nước, chảy máu, phản ứng dị ứng da nặng, phát ban lan rộng... nữa cơ.

Vì thế, khi phát hiện vết máu trên chăn, gối, hay đốm đen trên nệm, quần áo bẩn... đây có thể là dấu tích phân của rệp. Và bạn cần tổng vệ sinh toàn bộ đệm, giường, chiếu, quần áo tránh để loại bỏ trước khi chúng làm tổ tại đó.

Theo trí thức trẻ

thói quen xấu

gây hại cho sức khỏe

vi khuẩn


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.