WHO xác định: Nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần

Lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần. Đây là điều đặc biệt quan trọng mà các bậc cha mẹ có con độ tuổi thiếu niên cần biết.

Lần đầu tiên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần. Đây là điều đặc biệt quan trọng mà các bậc cha mẹ có con độ tuổi thiếu niên cần biết.

Nghiện game là một rối loạn tâm thần

Cụ thể, báo cáo về Phân loại Dịch bệnh Quốc tế lần thứ 11 (ICD) đã công bố triệu chứng "rối loạn chơi game".

Tài liệu dự thảo mô tả triệu chứng này như là những biểu hiện hoặc hành vi chơi game liên tục hoặc lặp lại quá nghiêm trọng đến mức nó được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác.

Một vài quốc gia trên thế giới đã liệt kê chứng bệnh này là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng. Nhiều quốc gia, trong đó có Anh Quốc, đã có những trung tâm trị liệu tư nhân để điều trị cho các bệnh nhân nghiện game.

Bản báo cáo ICD được hoàn thành vào năm 1992 và nhiều điều luật mới sẽ được bổ sung vào năm 2018. Bản hướng dẫn bao gồm mã từng loại bệnh, dấu hiệu và triệu chứng. Các bác sĩ và chuyên gia có thể dùng để theo dõi và chẩn đoán bệnh.

Triệu chứng của rối loạn chơi game

Một số triệu chứng của bệnh gồm:

Không kiểm soát được việc chơi game (tần suất, cường độ và thời gian chơi game)

Luôn ưu tiên cho việc chơi game

Liên tục chơi game hoặc tăng cường thời lượng chơi game bất chắp những hậu quả khôn lường.

Tiến sĩ Richard Graham, chuyên gia nghiên cứu về các chứng nghiện công nghệ tại Bệnh viện Nightingale, Luân Đôn, Anh Quốc bày tỏ sự vui mừng khi quyết định chứng nghiện game là một trong những hội chứng rối loạn tâm thần:

"Điều này đặc biệt quan trọng vì nó tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sự phát triển các dịch vụ tư vấn và điều trị chuyên khoa dành cho những người nghiện game. Nhiều người sẽ phải hối tiếc nếu như không xem việc điều trị nghiện game là cần thiết. Nhiều bậc phụ huynh còn nghĩ rằng con cái họ chỉ đang quá phấn khích khi chơi game, chứ không phải là nghiện game".

WHO xác định: Nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần-1

Mỗi năm, tiến sĩ Richard tư vấn và điều trị cho khoảng 50 trường hợp nghiện công nghệ. Ông dựa vào những tiêu chuẩn nếu như các hoạt động trên ảnh hưởng đến các vấn đề cơ bản của cuộc sống như giấc ngủ, việc ăn uống, giao tiếp xã hội và học tập.

Nhiều chuyên gia về tâm thần học thường dựa vào Hệ thống Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM), ấn phẩm lần thứ năm được xuất bản vào năm 2013.

Trong hệ thống này, rối loạn chơi game được liệt kê là "hội chứng cần được nghiên cứu sâu hơn nữa", nghĩa là nó vẫn còn chưa được công nhận.

Việc giới hạn thời lượng chơi game ở một số quốc gia

Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu cuộc chiến với những người nghiện chơi game. Ví dụ như chính phủ Hàn Quốc đã có đạo luật cấm trẻ em dưới 16 tuổi chơi game trực tuyến từ giữa đêm đến 6h sáng.

Ở Nhật Bản, một số người chơi game sẽ bị cảnh báo nếu như họ chơi vượt thời gian định mức trong mỗi tháng. Ngoài ra, ở Trung Quốc công ty Tencent cũng giới hạn thời gian chơi game đối với các đối tưởng trẻ nhỏ.

Một nghiên cứu gần đây tại Đại học Oxford (Anh), trẻ em nam thường dành nhiều thời gian chơi trò chơi hơn trẻ em nữ.

Công nghệ là con dao hai lưỡi

Nhà nghiên cứu Killian Mullan nói: "Mọi người nghĩ rằng trẻ em bị nghiện công nghệ và luôn ở phía trước của màn hình 24/7, và không quan tâm đến các hoạt động khác. Nhưng đó không phải luôn luôn đúng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy công nghệ đang được sử dụng và một số trường hợp được dùng để hỗ trợ các hoạt động khác, chẳng hạn như làm bài tập ở nhà".

Vấn đề quan trọng là làm sao các bậc phụ huynh có thể hướng dẫn trẻ em sử dụng công nghệ một cách thông minh để hổ trợ cho cuộc sống hàng ngày của chúng.

Theo Trí thức trẻ


nghiện game

bị tâm thần


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.