Yến sào không thần diệu như nhiều người nghĩ

Thực ra cái khỏe do yến sào mang lại thường không kéo dài, và nếu dùng thường xuyên cho trẻ em cũng không có lợi.

Thực ra cái khỏe do yến sào mang lại thườngkhông kéo dài, và nếu dùng thường xuyên cho trẻ em cũng không có lợi.

>>
>>

Từ lâu, người ta vẫn thườngca ngợi những tác dụng “thần thánh” của yến sào như giúp người bệnh khỏelại, giúp "cải lão hoàn đồng"… Quan niệm ấy xuất phát từ việc chúng tathường cho rằng cái gì hiếm thì quý. Thực ra, yến sào chỉ có một số tác dụngnhất định.

Bác sĩ Đào Thị Yến Phi, Giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP HCM,cho biết do sự gian nan, khó khăn khi khai thác yến sào, do số lượng ít chỉđủ dùng cho các nhà quý tộc hay người giàu có nên yến sào được dân giankhoác cho chiếc áo quý hiếm hơn giá trị thật của nó.

Yến sào không thần diệu như nhiều người nghĩ

Tác dụng của yến sào thường bị thổi phồng

Thành phần dinh dưỡng chủ yếucủa yến sào là chất đạm với đa dạng các acid amin và acid amin thiết yếu,một số vitamin và chất khoáng có tác dụng gia tăng chuyển hóa các chất sinhnăng lượng, các enzyme hỗ trợ tiêu hóa hấp thu (thực chất cũng là chất đạm),nên có thể xem yến sào như một loại thực phẩm chức năng. Thành phần của yếnsào cộng với lượng đường phèn thường dùng trong chế biến giúp gia tăng nănglượng tức thời, khiến đang người đang mệt ăn vào có cảm giác khỏe nhanh, từđó một đồn mười, mười đồn trăm, người ta dễ tin tưởng vào tác dụng “thầnthánh” của yến sào.

Tuy nhiên, cái khỏe do yếnsào mang đến thường không kéo dài. Với tác dụng như một thực phẩm chức năng,chỉ nên dùng yến sào như món ăn phụ bổ sung chất dinh dưỡng vào khẩu phần ănhằng ngày, hơn là xem nó như một vị thuốc quý giúp tăng cường sinh lực haycải lão hoàn đồng. Đặc biệt, người tiêu dùng cũng không nên sử dụng yến sàothay thế cho bất cứ bữa ăn thông thường nào.

Bác sĩ Yến Phi khuyến cáokhông nên dùng yến sào thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việcdùng yến sào trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảmgiác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phầntrong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.Yến sào cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết như bệnhnhân tiểu đường hay viêm tụy.

Nên chế biến yến sào ở nhiệtđộ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biếnchủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù làđường phèn, vì hàm lượng đường cao sẽ làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực củayến sào.

Theo Phụ Nữ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.