Làm “xiếc” trên đường sắt

Cầu Cự Đà (xã Hữu Hòa, Thanh Trì, Hà Nội) bắc qua sông Nhuệ, thuộc tuyến đường sắt từ Hà Nội đi Lào Cai, Yên Bái được xây dựng từ những năm 80 thế kỷ trước và chỉ dành cho tàu chạy. Tuy vậy, người dân muốn qua sông vẫn ngày ngày băng qua cây cầu đường sắt này.

Cầu Cự Đà (xã HữuHòa, Thanh Trì, Hà Nội) bắc qua sông Nhuệ, thuộc tuyến đường sắt từHà Nội đi Lào Cai, Yên Bái được xây dựng từ những năm 80 thế kỷtrước và chỉ dành cho tàu chạy. Tuy vậy, người dân muốn qua sông vẫnngày ngày băng qua cây cầu đường sắt này.

Bán nước ở đầu cầu CựĐà đã hơn chục năm nay, bà Phạm Thị Tam cho hay: “Người dân quanhđây, nếu muốn qua sông Nhuệ ở đoạn này, phần lớn đều đi qua cây cầuđường sắt cho gần. Vì cầu đường bộ nằm cách đây hơn 2km”.

"Đi cho gần" nhưngđổi lại, việc đi trên cầu không những khó khăn mà còn rất nguy hiểm.Qua cầu, đi xe đạp hay xe máy, đều phải dắt. Chỉ cần ai lỡ tay, sẩychân là cả xe và người hoặc rơi xuống sông, hoặc ngã đập xuống đườngray.

Ngồi trong quán nướcquan sát chưa đầy 20 phút, chúng tôi phát hoảng vì những pha "làmxiếc" trên cầu. Đúng vào giờ tan học, nhiều cô cậu học sinh đùanghịch nhau tíu tít, ríu ran cười đùa khi dắt xe qua cầu. 

Một anh thanh niên đixe máy, lỉnh kỉnh với quạt điện, thùng quần áo đang vắt vẻo “đánhđu” trên cầu. Phía sau, cô vợ trẻ ôm con, thận trọng từng bước trên“con đường” hẹp gập ghềnh bê-tông, sắt thép. Đến đầu cầu bên này,anh chồng luống cuống, cả người và xe ngã nhào. Chiếc quạt điện bayra khỏi xe máy, suýt rơi tòm xuống sông.

Làm “xiếc” trên đường sắt
Có biển cấm, người dân xã Hữu Hòa vẫn ngày ngày qua sông bằng cầu đường sắt - Ảnh: Lan Anh

“Đã có một vài vụ tainạn xảy ra. Ai chứng kiến cũng bảo sợ lắm, ghê lắm. Nhưng họ nàobiết sợ. Bằng chứng là ngày nào cũng như ngày nào, cả nghìn lượtngười qua đây chứ có ít đâu”, đại diện Ban quản lý công ty Hà Thái -đơn vị quản lý cây cầu bức xúc cho biết.

“Đường tàu không córào chắn. Nếu có tàu chạy đến, dấu hiệu duy nhất là còi báo hiệu.Trong trường hợp có người vẫn ở giữa cầu, chúng tôi không còn cáchnào khác là chạy ra hò hét, bắt họ di chuyển sang bờ bên kia để tàuchạy. Chúng tôi đã nhiều lần nhắc nhở và có biện pháp ngăn chặn màkhông được”, anh này rầu rầu kể. Thậm chí, theo anh, có cán bộ khinhắc nhở người dân không đi qua cầu thì còn bị dọa đánh.

Trong nội thành,những người dân sống ven đường sắt cũng “bạo gan” không kém. Tuyếnđường sắt chạy qua Khâm Thiên từ lâu đã trở thành sân chơi của lũtrẻ, là nơi tâm sự của những người dân ven đường.

Trên đường ray, rấtnhiều tấm gỗ bắc qua để người dân dắt xe máy qua cho... tiện. Thậmchí, đá cuội ở đường ray còn được người dân ở đây “tận thu” về trangtrí cho chậu cây cảnh...

Theo tìm hiểu củachúng tôi, một số gia đình có lưng nhà quay ra hướng đường tàu còntranh thủ “đắp” một gian bếp con con để đun nấu bằng than tổ onghoặc bếp lò. Than tổ ong sau khi đun hết, bị đập ra, trải sỉ ngaytrên đường tàu.

“Không gian chật hẹpquá. Bất đắc dĩ chúng tôi mới phải làm thế. Biết là nguy hiểm nênchúng tôi vẫn thường xuyên bảo ban bọn trẻ con không được chơi trênđường tàu”, bà Thanh sống ven đường tàu cho biết.

Còn tại Cổ Nhuế (TừLiêm), không quan tâm đến biển cấm, biển cảnh báo, một số người dânvẫn đi bộ tập thể dục trên đường tàu.

“Ngày nào cũng thế,chiều tối, thậm chí buổi tối có rất nhiều người đi bộ trên đườngray. Một số là người già đi tập thể dục. Còn lại là thanh niên namnữ ngồi vắt vẻo trên đường ray tâm sự”, chị Nguyễn Thị Thắm nhà kềđường ray kể.

Theo chị Thắm, nhiềuđôi nam nữ còn “chơi trội”, leo lên thành cầu ngồi tâm sự. Chị Thắmkhông giấu được bức xúc, cho hay: “Toàn sinh viên cả đấy, được ănhọc đàng hoàng, nhưng không hiểu sao lại có những hành động thiếu ýthức như thế. Có lần tôi “ngứa mắt” nhắc nhở, còn bị chúng nó mắnglại”.

 TheoTrần Lan Anh
Làm “xiếc” trên đường sắt



Trêu đùa để lại dép và giấy xin lỗi bố mẹ bên bờ kênh, 3 học sinh làm cả xã tá hỏa đi tìm
Phát hiện đôi dép cùng một mảnh giấy “con xin lỗi bố mẹ” để lại bên bờ kênh, hàng trăm người ở xã Sơn Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) đã tá hỏa xuống kênh nước tìm kiếm. Tuy nhiên, khi tìm hiểu đó chỉ là một trò đùa.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.